Rượu

RƯỢU...NGHỀ KHÔNG VỐN, NHIỀU TIỀN

Ở đời chẳng biết sợ ai

Sợ người say rượu nói dai nói khùng

(Ca dao Việt Nam)

Đua chi chén rượu câu thơ

Thuốc lào ngon nhạt, nước cờ thấp cao

(Nguyễn Trãi, Gia huấn ca)

Nam vô tửu như kỳ vô phong

(Thành ngữ Việt Nam)

Vô tửu bất thành lễ

Ca tửu

Rượu, một danh từ rất quen thuộc với con người, từ lúc mới chào đời cho đến khi nhắm mắt, vừa cất được tiếng khóc thì mấy bà mụ đã xoa rượu vào rún, đàn bà đẻ xài rượu, vui cũng rượu, buồn cũng rượu, thi rớt cũng rượu, thi đậu cũng rượu, đám cưới cũng rượu, đám ma cũng rượu, làm thơ cũng cần rượu, loét bao tử cũng nhờ rượu, đụng xe cũng do rượu, đánh lộn cũng tại rượu, có gan tán gái cũng nhờ lai rai ba sợi rượu, rượu vào thì lời ra cho nên đừng tin những gì rượu nói. Nơi nào có người là nơi đó có rượu, cũng nhờ rượu mà con người có nhiều sáng kiến tìm tiền ngay tại bàn nhậu. Nguyễn Công Trứ trên đường đi nhậm chức cũng vì rượu mà tò te với .....ngay trên bờ đê để rồi quên luôn, sau này bị nàng hầu trách yêu:

Giữa đường đứt gánh tương tư

Thuyền quyên Ứ HỰ anh hùng nhớ chăng

Nói chung đời sống mà thiếu rượu thì cũng giống như xe hơi chạy bằng xăng mà thiếu BU GI (L’homme sans alcool comme l’auto sans bougie). Còn nhỏ thoa rượu cho ấm người, lớn lên chút chút, đi học vỏ, tối ngày bị bầm mình bầm mẩy phải mát-xa mật gấu ngâm rượu. Đến tuổi học trò, nhờ đậu lên, rớt xuống nên cần “la de” để rửa bài vở. Đến tuổi xồm xồm, rút tỉa được chút ít tiền chùa, bày đặt “trưởng giả học làm sang” bỏ rượu “quốc hồn quốc túy” uống toàn rượu “ngoại” nào Brandy, Whisky, Rémy Martin, V.S., V.S.P., V.S.O.P., Napoleon, Cordon blue, Anniversary, Reserve Prince Hubert, XO, Extra, Extra Veille, Grand Reserve, uống như nước lã, uống không biết ngon dở, uống bất kể giờ giấc, nhằm ngay mấy chai Grand Reserve mà cứ dzô trăm phần trăm ly cối thì chết cha người ta. Ăn thịt đỏ, thịt mỡ, ăn phở thì đòi cho thêm chén hành trần, để rồi dính cô-lét-tê-rôn (cholesterol), tim nghẻn, mạch cứng, máu không chạy, mỗi ngày cần phải rửa “lục phủ ngủ tạng” bằng rượu chát cho thông tim mạch. Về già thì lại cần rượu thuốc “thâm cung” hay “nhất dạ lục giao sinh ngủ tử”. Rồi thế nào cũng đến ngày phải dùng Pepcid 40mg, không thì ợ chua, loét bao tử, hết đời..............rượu. Nhớ là Pepcid (Famotidine) chứ không phải “Xuyên Tâm Liên” đâu đấy. Nói thật, không thấy rượu ngon chổ nào, uống dzô, nó nóng cổ, nó cay, nó rát, nó xé bao tử, nó hao địa thấy bà !!!!!.

Một bác-sĩ cho toa trị cholesterol như sau:

- “mỗi ngày uống một ly rượu chát, trong vòng một năm hết bịnh, nếu không có thì giờ thì uống một lúc liền tù tì 7 ly, nghĩ uống 1 tuần”. Vậy mà cũng có người xài toa thuốc này rồi.

Toa thuốc của tui:

- “uống một lần 365 ly rồi ngưng uống 1 năm” bảo đảm hết cholesterol, bảo đảm thấy rượu là bye bye. Toa thuốc này là toa thuốc gia truyền từ đời Lưu Bị, Quan Công và Trương Phi kết nghĩa vườn đào, Tào Tháo gởi tặng tui đó.

Ngoài lề:

- Qua đây, đi làm, giúp nước Ba Tây sản xuất rượu từ xác mía (1985). Cho nước Miến-Điện, nước Ấn-Độ, recipe làm rượu từ rơm rạ (1987). Lý thuyết photosynthesis cho biết rằng: cây, cỏ cần sự sống, cần lớn, cần carbon (C) để tạo thân cây, cần cellulose, nên cần đường, resin, humic acid, fulvic acid vì đường, resin.... là những chất hữu. Nhờ đám lý thuyết này, tui thuê nhà kiếng trồng dưa leo, cà chua (1988), thay vì pha loãng để tưới hàng ngày, tưới luôn một lèo nước đường đậm đặc (concentrated) cho chắc ăn khỏi quên, sáng ra gần nửa sào đất trồng cà chua bị trúng thực, rủ lá. Thất bại dưa leo, cà chua thì chuyển qua trồng nấm (1989), tưới nước đường, lần đầu gặt được vài chục ký, lần sau, vườn nấm có màu, thay vì nấm hương, ...nấm “mồng gà” đầy rẩy xuất hiện, cho thử nghiệm, có độc, vì không khử trùng, nước đường có nấm, thiếu methyl benzoate, thiếu bi-sulfide. Tui cùng một giáo sư làm chung, làm“rờ sẹt” (research), có nhiều chiêu độc đáo nữa, thấy cá hồi màu hồng có giá hơn cá hồi màu xám nên nhào vào nghiên cứu (1990), bỏ đất liền, chạy ra hải đảo nuôi cá, cái này thì thành công và ra được bản quyền (ai cần tui chỉ cho ?). Chia huê hồng được hai lần, hãng nuôi cá ở NewFoundland, Canada, quên luôn tụi này, hỏi ra, nó bị “băng-rúp-xi” (bankruptcy). Cái này VN làm được đó, cá basa da màu hồng bán được giá (độc quyền), không bị cạnh tranh với cá basa da màu xám của Mỹ.

- Chán nghiên cứu, bỏ Canada qua Sacramento, CA, mở hảng sửa xe hơi, cái này thì hạp với tui, được chạy thử gần hết các loại xe trên thế giới. Có một lần đi ăn phở, trời chuyển mưa, mây kéo đến mù mịt, dựt-le, mang kiếng Ray-Ban, chạy thử chiếc “lâm-bọt-ghi-ni”, con gái nó nhìn quá “chời”, che mặt không kịp. Không có lời, đóng cửa tiệm, dẹp bỏ.

- Trở lại Đại học làm nghiên cứu sinh, lọc nước uống, lọc nhôm từ Bâu-xít (bauxite), làm sơn cao cấp chống tia cực tím (UV) cho phi thuyền, làm sơn pha kim loại “cực cứng” cho xe hơi cao cấp mẹt-xơ-đì (Mercedes), lắt-xợt (Lexus)..., làm đủ thứ “rờ-sẹt”, làm hơn hai trăm đại công trình (project). Bây giờ, tui làm rượu, rượu kỷ nghệ, rượu pha xăng, rờ-xét (recette, recipe) mới, có bản quyền đàng hoàng.

Ethanol, còn được biết đến như là alcoholic, rượu ethyl hay rượu ngũ cốc hay cồn, là một hợp chất hữu cơ. Trong cách nói bình dân, đơn giản là rượu. Công thức hóa học của nó là C2H5OH, hay CH3-CH2-OH, viết tóm tắt là C2H6O. Rượu là một chất lỏng, không màu, mùi thơm dễ chịu, vị cay, nhẹ hơn nước, tỷ trọng là 0,7936 g/ml ở 15 độ C.

Rượu đã được con người sử dụng từ thời tiền sử như là một thành phần gây cảm giác tê tê, đê mê, bần thần. Các bình gốm tìm thấy ở miền bắc Trung Quốc cách đây 9000 năm cho thấy có chứa cặn bã khô rượu, như vậy những người sống ở thời kỳ đồ đá đã biết thưởng thức rượu. Rượu tương đối nguyên chất đã được thực hiện lần đầu tiên bởi các nhà giả kim thuật Hồi giáo trong thời kỳ của chế độ Khalip (vua chúa Hồi giáo), thời kỳ Abbasid (tiếng Ả Rập: العبّاسدين al-ʿAbbāsidīn) và là những người đã phát minh ra phương pháp chưng cất rượu (distillation), Jabir Ibn Hayyan (Geber) (721-815), Al-Kindī (801-873). Rượu nguyên chất xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1796, được làm bởi Johann Tobias Lowitz, bằng cách lọc rượu chưng cất qua than củi.

Rượu là một hợp chất của carbon, hydrogen và oxygen [Antoine Lavoisier (1808)], định được công thức hóa học do Nicolas-Théodore de Saussure, viết ra cấu trúc của rượu là Archibald Scott Couper (1858). Rượu được tổng hợp nhân tạo vào năm 1826. Điều chế rượu bằng phản ứng thủy giải ethylene với chất xúc tác acid [Michael Faraday (1828)].

Mặc dù rượu (ethanol) không độc lắm, nhưng nó có thể làm chết người khi nồng độ rượu trong máu đạt tới 0,4%. Nồng độ rượu tới 0,5% hoặc cao hơn nói chung là dẫn tới nhị tì. Nồng độ thấp hơn 0,1% có thể sinh ra tình trạng say, nồng độ 0,3-0,4% gây ra hôn mê. Tại nhiều quốc gia có luật kiểm soát nồng độ rượu trong máu khi lái xe hay khi phải làm việc với các máy móc thiết bị nặng, thông thường giới hạn dưới 0,05% tới 0,08%. Rượu có nhóm OH, 1 carbon gọi là methanol (CH3OH), 2 carbon là ethanol (CH3CH2OH), 100 carbon thì gọi là “rượu bách” (Hundredol C100H201OH), (Tây không có rượu 100 Carbon, chỉ có Tàu mới có). Có rất nhiều loại rượu, dây dài, ngắn, chỉa ngang, chỉa dọc (iso hay tert) nhưng chỉ có một loại rượu, 2 carbon, là UỐNG ĐƯỢC, ....đó là ETHANOL. Rượu methyl hay methanol rất độc, thấm vào cơ thể bằng nhiều cách (da, hô hấp, tiêu hóa) và làm chết người. Người ta cũng tìm thấy mối liên quan giữa rượu và các nguy cơ của bệnh xơ gan, nhiều dạng ung thư.

Ngày còn ở VN, uống toàn Chó Chồm, Ông già Chống Gậy, Vỉnh Sanh Hòa, rượu Bình Tây Khánh Hội, rượu Hóc Môn Bà Điểm, rượu Gò Đen. Rượu chế ra bị đục, phải chờ lóng cho trong, mất thì giờ, muốn thâu vốn lời cho nhanh, mấy thầy quậy thuốc rầy nhiều nhiều vào, uống vô chảy máu ruột. Uống rượu, chưa say mà ói mửa tùm lum là rượu có chứa cồn CH3OH, hay là chứa những aldehyde, ketone, “TỐP” lại ngay như là đang chạy xe gặp đèn đỏ, không bị cảnh sát công an phạt đâu, Diêm Vương gởi giấy thâu bằng lái đến tận nhà quàn đấy. Uống phải độc “sùi bọt mép, lên kinh phong, đứt thần kinh, mạch máu” rồi theo ông bà ông vải đó.

Rượu có thể sử dụng như là nhiên liệu (thông thường được trộn lẫn với xăng) và trong các công nghiệp khác. Rượu cũng dùng trong các sản phẩm chống đông lạnh. Tại Hoa Kỳ, Iowa là tiểu bang sản xuất rượu nhiều nhất cho xe hơi.

Chiếc xe hơi sử dụng "nhiên liệu ethanol" (thành phố New York, USA).

Các nước sản xuất nhiều rượu để dùng trong kỷ nghệ gồm có:

Ba Tây: dùng xác, bả mía

Ấn Độ, Miến Điện: dùng rơm rạ (từ lúa)

Mỹ, Canada: dùng hột bắp, bo bo

Giá xăng dầu trên thế giới càng ngày càng tăng, người ta nghĩ đến việc dùng rượu pha vào xăng, Ba Tây đã dùng đến 25% rượu, Mỹ 10-15% , Canada dùng 5% và sẽ tăng lên 10% vào năm 2010.Việc sản xuất rượu đòi hỏi phải có nguồn nguyên liệu, Ba Tây dùng bả mía, Ấn Độ dùng rơm rạ, không bị ảnh hưởng, riêng Mỹ và Canada dùng bắp thì bị trục trặc do tình hình khan hiếm thực phẩm, hiện tại Mỹ và Canada chỉ cho phép sử dụng 10% lượng bắp để sản xuất rượu, 90% lượng bắp còn lại dùng để làm thức ăn cho súc vật và người.

Ngoài lề: Món ăn chánh của người Mễ là bắp, Mỹ và Canada ăn bắp, bằng cách bắp hấp với sữa, lăn qua bơ, rắc chút muối, là món mở đầu cho buổi nướng thịt ngoài trời vào mùa hè. Các nước ở châu Phi và châu Á họ ăn cơm trộn bắp, Bắc Mỹ ăn bắp trộn thịt. Âu châu, bắp, bo bo chỉ dành cho súc vật, đến Paris, vào nhà hàng đòi ăn bắp thì nó dẩn ra chuồng ngựa đấy. Tui có người bạn, từ ngày qua đây không ăn bắp, nghe đâu anh được gắn lon “Một hoa mai bạc“ nên được người ta cho ăn bắp đâu khoảng 10 năm gì đó..... Bây giờ qua đến đây, anh tuyên bố anh là người, không còn là súc vật nên từ chối ăn bắp. Tui cho rằng bạn mình nói sai – Qua đây, con người mới biến thành thú vật – thành con trâu – vì phải đi cày- vậy thì phải ăn bắp (cái lối nói tam đoạn luận của tui đó).

Rượu gồm có 2 Carbon (C), 6 Hydrogen (H) và 1 Oxygen (O), là CH3CH2OH

Trộn, chế, nấu, nướng, chiên, xào C,H,O thế nào không biết..., mà sau cùng nhận được chất CH3CH2OH là ta có được rượu để dùng. Thế nhưng C, H, O, ở từ đâu ra? Nó từ các hợp chất hữu cơ. Hữu cơ là gì? Là những chất có chứa C, H, O, N, S và P. Hữu cơ từ đâu ra? Từ cây cỏ, bột, ....., rác rưới, cá, thịt, nói chung là .......cái gì mà súc vật và con người ăn được (ngoại trừ rác). Bả mía hay xác mía là chất hữu cơ. Bắp là chất hữu cơ, rơm rạ là chất hữu cơ. Thành phần chánh của xác mía, cây, cỏ, rơm, là hemicellulose, cellulose và lignin. Thủy giải (hydrolysis) hemicellulose cho ra những đường 5 carbon (pentose) thường gồm các đường xylose, mannose, galactose, rhamnose, và arabinose.Thủy giải cellulose sẽ cho ra đường 6 C (hexose), là glucose. Khi có được đường, việc sản xuất rượu không còn là vấn đề nan giải nửa.

Sau khi tìm được nguồn nguyên liệu (organic matter, material), giai đoạn kế tiếp là biến chế các hợp chất hữu cơ thành đường, từ đường bằng nhiều tiến trình khác nhau, đường sẽ thành rượu. Dể quá mà: nguyên liệu thành hữu cơ, hữu cơ thành đường, đường thành rượu, rượu thành....dân nhậu.

Hữu cơ → cellulose → đường → rượu → (Xỉn)

Hữu cơ → (C6H10O5) n → C6H12O6 → CH3CH2OH → (Quắc cần câu)

Làm rượu bằng cách lên men (fermentation), chưng cất (distillation), hay thủy giải (hydrolysis) ethylene ......thì xưa rồi, mốt mới bây giờ là đốt cháy (đừng đốt bậy, nhớ hỏi tui, không thì cháy nhà đấy) chất hữu cơ để chế rượu, và hay hơn nữa là dùng những thứ mà con người bỏ đi, để làm rượu. Thứ rượu này chỉ dùng để pha vào xăng, không được uống, nếu lở dại uống vào, nó cứng họng, đơ lưởi ráng chịu. Thành phố Sàigòn mỗi ngày thải ra 10 tấn rác, chỉ đủ cho nhà máy tui đang làm, hoạt động 10 giờ, mổi ngày nhà máy cần tới 24 tấn rác, nay mai còn có nhà máy khác xài mỗi ngày 50 tấn rác, chắc phải gom tất cả rác toàn cỏi VN mới đủ cho yêu cầu nhà máy một ngày (thiếu rác, thảy mấy đứa ăn hối lộ vào đốt cũng được- rác đó, hữu cơ đó). Tuy nhiên, nếu VN dùng rác để chế thành rượu thì rất tốt cho dân mình, giải quyết được nạn ô nhiểm, đồng thời người dân có đồng vào, đồng ra và đồng nhậu. Đây là cơ chế phản ứng để điều chế rượu:

RÁC SÀIGÒN → (C6H10O5) n → C6H12O6 → CH3CH2OH → (bò lê, bò càng)

Sau đây là phương pháp chế rượu từ rác “bạn nào cần “rờ-xét” (recette, recipe) tui chỉ cho nhưng nhớ chia hoa hồng”.

- Đốt rác để cho ra hơi (gas): CH4, CH3CH3, CH3CH2CH3....

- Từ hơi biến thành CH3OH

- Từ CH3OH biến thành CH3COOH

- Từ CH3COOH, biến thành CH3COOC2H5

- Từ CH3COOC2H5 biến thành rượu CH3CH2OH

Thí dụ: CO (hơi khí) + 2H2 (hơi khí) → CH3OH (độc đấy)

Chú ý: Tất cả các phản ứng đều phải thêm gia vị (chất xúc tác), y chang như nấu ăn vậy.

Nói thiệt, định về VN, đốt hết rác của các thành phố để làm rượu, mời bạn bè uống “free” nhưng thương lượng hoài, qua nhiều khâu, tốn tiền Fax, tốn tiền Email, tốn nước bọt, không đi đến đâu, “bỏ”. Đi làm chổ khác thơm hơn, “địa” nhiều hơn, “rác ở VN không đủ cho tui làm rượu”, rác ơi là rác, có rác mà không ăn, không uống được, thôi đành để làm cảnh vậy !!!!!!

“Bá nghệ bá tri, vị chi bá láp”, . Làm một nghề thì sống, làm nhiều việc, nhiều thứ vào, thì sẻ bị “lay” với “off”, bị mất việc. Uống ít rượu thì “là biết thưởng thức, dân điệu nghệ, biết chơi”. Tộng cho nhiều rượu vào, thì........ có ngày .......có ngày.....đến La-Mã.

Vừa rồi Ông Chủ bỏ ra mấy chục ngàn đô-la để tậu về cái bằng sáng chế. Bây giờ hợp đồng vào tùm lum, nhà máy xây khắp nơi và tui làm việc mệt nghĩ, làm ngày không đủ, tranh thủ làm đêm, làm thêm chủ nhật. Bây giờ tui nghĩ, không nói về rượu nữa.. !!!!!!

Tái bút:

- Nói về ẩm thực thường dễ đụng chạm, xin lổi trước.

- Viết tặng các bạn trong và ngoài ngành hóa.

- Tặng cho một người bạn, học kiến trúc, muốn hiểu biết về xăng, dầu, rượu. Xăng là Octane C8H18 đó.

- Giới thiệu cho các bạn trẻ VN một nghề mới để có tiền nhậu chơi.

- Có thêm phần phụ lục về các loại rượu dùng để uống trên thế giới (sưu tầm).

Thúc Soạn Nguyễn, Canada 16 juin 2009.

Annex: RƯỢU UỐNG, phê phê và tiêu luôn ruột, gan, phèo phổi

Rượu dùng để uống được sản xuất bằng cách lên men đường (glucose) bởi một loại men rượu đặc biêt. Phản ứng điều chế rượu có thể viết như sau:

C6H12O6 → 2 CH3CH2OH + 2 CO2

Sản xuất rượu bằng cách lên men đường được gọi là ủ rượu. Nồng độ rượu có thể lên đến khoảng 20% rượu, muốn nồng độ của rượu cao hơn phải chưng cất.

Rượu có rất nhiều loại, nhiều tên, nhiều xuất xứ, ....muốn sưu tầm tất cả loại rượu trên thế giới phải mất rất nhiều thì giờ, xin giới thiệu vài loại với bà con, cô bác...

RƯỢU TỪ VIỆT NAM

Rượu trắng : rượu đế, rượu ngang, rượu gạo, rượu chưng, hay rượu quốc lủi đều là cách gọi của loại rượu chưng cất từ ngũ cốc lên men.

Những loại rượu nếp Phú Lộc

Rượu Kim Long có nguồn gốc từ huyện Hải Lăng tỉnh Quảng Trị.

Rượu Kim Sơn: Nổi tiếng Vùng đất Ninh Bình (Vùng Sơn Nam Hạ ngày xưa), được làm bởi men thuốc Bắc của một số dòng họ lâu đời tại Kim Sơn, Cộng với nguồn nước đặc biệt đã làm cho rượu có hương vị không lẫn vào đâu được so với các vùng miền khác.

Rượu Bó Nặm: rượu nấu từ bắp và nguồn nước vùng cao Bắc Kạn

Rượu Bó Nặm

Rượu làng Vân: còn gọi là Vân hương mỹ tửu, trước kia thường dùng sắn tươi, sắn khô, nay chủ yếu dùng gạo, là loại rượu nổi danh miền Bắc.

Rượu làng Vân đựng trong bầu nậm

Rượu Bầu Đá: nổi tiếng đất Bình Định với nguồn nước Bầu Đá, đại diện mỹ tửu của miền Trung Việt Nam.

Rượu San Lùng: ở một số vùng núi phía Bắc như Lào Cai, Hà Giang, thường dùng gạo nương và một số loại lá thuốc. Có hai loại màu trắng trong hoặc màu nâu đen nhạt.

Rượu ngô Bắc Hà: nấu bằng bắp, màu trắng hơi ngả vàng.

Rượu Thanh Kim: thuộc xã Thanh Kim, Sapa, dùng mầm thóc nếp.

Rượu Xuân Thạch: nổi tiếng Trà Vinh

Rượu Mẫu Sơn: rượu nấu bằng nguồn nước suối của vùng núi Mẫu Sơn, Lạng Sơn v.v.

Rượu Đá Bạc: Thừa Thiên Huế

Rượu Hồng Đào: Quãng Nam

Rượu Gò Đen: loại rượu trắng, được nấu ở địa danh Gò Đen, Bến Lức, tỉnh Long An. Đây là một đặc sản của Long An nói riêng và các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long nói chung.

Rượu mỏ quạ: là loại rượu được ngâm từ trái cây mỏ quạ.

Rượu sim: đặc sản của Phú Quốc, Việt Nam.

Rượu cần: đặc sản của một số dân tộc thiểu số Việt Nam, ủ men trong hũ/bình/ché/chóe/ghè, không qua chưng cất, khi đem ra uống phải dùng các cần làm bằng tre/trúc đục thông lỗ để hút rượu.

Một bình rượu cần của người Mường, Hòa Bình

Rượu thuốc : hay rượu dân tộc là các loại rượu ngâm.

Rượu ngâm thảo dược: Thảo dược (thuốc Nam, thuốc Bắc) được sơ chế và ngâm trong rượu. Có rất nhiều loại rượu ngâm với các loại thảo dược, thường theo hai phương thức: hoặc ngâm rượu riêng từng loại hoặc ngâm hỗn hợp theo các bài thuốc cổ truyền. Trong thực tế, tùy địa phương, vùng miền có nhiều bí quyết ngâm rượu riêng, tuy nhiên người ta thường thấy rượu được ngâm với dâm dương hoắc, sâm các loại, kỷ tử, táo tàu, cùi nhãn, cùi vải, củ và rễ đinh lăng, cây mật gấu, thục, ba kích, chuối hột, , tầm gửi (đặc biệt tầm gửi gỗ nghiến), quế chi, xuyên khung, nhục thung dung, hà thủ ô v.v.

Rượu Minh Mạng đóng chai

Rượu ngâm động vật: Các loại động vật như rắn, tắc kè, bìm bịp, hổ cốt, cá ngựa, chim sẻ, ong đất, ong vò vẽ, rồng biên, sao biên, con tằm, sâu chít, hai sâm, sò huyết, ngán, bào thai (dê, bê, hổ, khỉ) hay theo phương thức "đồng tạng trị liệu" (phương thức chữa bệnh dựa trên cơ sở dùng phần nào của cơ thể động vật làm thuốc hay thức ăn sẽ bổ cho phần cơ thể đó của con người), chẳng hạn dương vật hổ, tinh hoàn ) được ngâm rượu với ý nghĩa dùng để bổ dương. Tinh hoàn và dương vật (dê, hải cẩu, hổ), tiết động vật (rắn, dê), mật (mật gấu, mật rắn, mật trăn), óc (khỉ), tay (gấu) v.v. Rượu ngâm các loại cao động vật: cao xương hoặc cao toàn tính (nấu cao cả xương và thịt động vật) được ngâm với rượu, thường thấy rượu cao hổ cốt, rượu cao khỉ, rượu cao trăn, rượu cao sơn dương v.v.

RƯỢU NGOẠI QUỐC

Rượu vang hay rượu chát (vin): Là một loại rượu được lên men từ nước nho. Rượu vang đỏ thường được lên men từ nước ép và vỏ quả nho, còn rượu vang trắng được lên men chỉ từ nước nho. Một đặc điểm của rượu vang là lên men không qua chưng cất. Nồng độ rượu từ 8-18 độ.

Sâm panh: (Champagne) được sản xuất từ vùng Champagne của Pháp. Rượu Sâm panh được phân loại như sau:

Brut: rượu chua, thường dùng khai vị.

Demi-sec: hơi chua, dùng khai vị hoặc dùng suốt bữa ăn, uống ban ngày.

Champagne ngọt: uống kèm lúc ăn tráng miệng hoặc uống sau bữa ăn.

Màu đỏ, những vùng trồng nho để sản xuất sâm panh

Tequila: (phát âm như tê-ki-la) là một thứ rượu chưng cất có độ rượu cao của Mễ tây cơ. Vùng sản xuất là Tequila, bang Jalisco trên cao nguyên phía Tây của Mexico. Tequila được chế từ lá cây Agave Azul Tequilana, một loài thực vật ở Mexico. Thường thì tequila có độ rượu từ 38–40%, có khi có loại có độ rượu lên tới 43–46%.

Các loại tequila chính gồm:

  • Jose Cuervo (8 loại rượu)

  • Casa Herradura (10)

  • Sauza (6)

  • el Tesoro

  • Don Julio (7)

  • Olmeca

  • Orendain

  • Casadores

  • Corralejo

  • Porfidio

  • ReySol

  • Chinaco

  • Hacendado Luiseno

  • Tequila Patron

Rượu Mao Đài: (chữ Hán (phồn thể và giản thể): 茅台酒, bính âm: Máotái jiǔ, phiên âm Hán - Việt: Mao Đài tửu) là một nhãn hiệu rượu trắng (bạch tửu) của Trung Quốc. Mao Đài là tên gọi của một thị trấn gần Tuân Nghĩa, tỉnh Quý Châu, nơi có truyền thống sản xuất loại rượu này và sau này trở thành tên gọi của rượu. Rượu Mao Đài có lịch sử trên 300 năm, bắt đầu từ đầu đời Thanh. Danh tiếng của nó bắt đầu vượt ra khỏi biên giới Trung Quốc khi Chu Ân Lai dùng nó để chiêu đãi các nguyên thủ quốc gia khác của thế giới.

Mao Đài tửu

Rượu Curaçao: là một loại rượu bắt nguồn từ đảo Curaçao là một đảo trong quần đảo Antilles của Hòa Lan. Đảo Curaçao có trồng nhiều cây cam đắng Laraha. Các lá khô từ cây cam đắng Laraha được dùng để sản xuất rượu hương Curaçao.

Sake: (phiên âm tiếng Việt sa kê) theo cách hiểu phổ biến trên thế giới là một thứ rượu nhẹ nấu từ gạo và lên men của người Nhật. Sake trong tiếng Nhật được viết bằng kanji là 酒 (phiên âm Hán-Việt: tửu). Nó được phát âm trong tiếng Nhật giống như xa-kê trong tiếng Việt. Do sake đã trở nên nổi tiếng trên thế giới, từ sake được đưa vào từ điển tiếng Anh, nhưng phát âm trong tiếng Anh giống như xa-ki. Thực ra sake trong tiếng Nhật nghĩa là rượu nói chung, bất kể là rượu nặng hay nhẹ, là vang, wishky hay gin.

Thùng sake tại Đền Itsukushima.

Awamori: (泡盛) là thứ rượu trắng của Okinawa làm từ loại gạo Indica, từng được gọi là shochu.

Một chai awamori có nhãn hiệu Omoto.

Shōchū: (焼酎) là một thứ rượu trắng của Nhật Bản, được lên men rồi chưng cất từ lúa mạch, khoai gạo. Thứ rượu này lại có nhiều loại với độ rượu khác nhau.

Soju: nguồn gốc từ Đại hàn.

Vodka: là loại rượu chưng cất, trong, thường là không màu (trừ phi pha thêm hương liệu) và có độ rượu tương đối cao từ 35% đến 50%. Nguyên liệu để sản xuất vodka thường là khoai tây, hoặc một số loại ngũ cốc, lên men. Vodka nguyên là thứ rượu có nguồn gốc từ một số nước Đông Âu nhất là Nga, Ba Lan Litva. Nó cũng có truyền thống lâu đời ở Bắc Âu. Các khu vực này thường được gọi là vùng Vodka (Vodka Belt) không chỉ vì Vodka có nguồn gốc ở đây mà còn vì đây là nơi sản xuất và tiêu thụ vodka nhiều nhất thế giới.

Một chai Vodka

Brandy: là tên gọi chung của các loại rượu mạnh được chế biến từ sự chưng cất của rượu vang hoặc từ trái cây nghiền nát rồi ủ lâu trong thùng gỗ một thời gian (ít nhất là hai năm). Sau đó được làm giảm nồng độ rượu bằng cách pha thêm nước cất. Rượu brandy đặt tên theo gốc tiếng Hà Lan brandewijin (burned-wine, rượu đã cháy) xuất phát từ một thương gia Hà Lan gốc Đức tên là Den Helkenwijk, người chuyên buôn rươu chát từ Pháp sang Hà Lan. Ông đã sáng tạo ra cách chưng cất cách thủy rượu vang chát, nồng độ rượu mạnh hơn, thể tích ít hơn và vì vậy, giảm bớt chi phí cho vận chuyển. Rượu brandy được ngâm trong thùng gỗ nhằm cho phép ôxy hoá nhẹ rượu, brandy ngấm màu của gỗ để trở thành màu hổ phách và hấp thụ hương thảo mộc từ gỗ

Brandy có 3 loại chính:

Brandy nho: Được chế biến từ nước nho lên men, nước nho ép chứ không có thịt hay vỏ quả nho. Loại rượu này thường có thời gian lưu trữ khá dài trong thùng gỗ sồi để lên màu thêm mùi vị và trở nên ngon hơn.

Brandy táo: (Loại Grappa của Italia và Marc của Pháp là hai điển hình của loại brandy này) là loại brandy được làm từ thịt quả, vỏ, thân và phần còn lại của quả nho sau khi đã ép lấy nước, do đó có vị gắt nên phải thời gian ủ khá dài. Brandy táo thường có thời gian lưu trữ trong thùng gỗ tối thiểu nên có hương vị nồng đậm và có mùi vị đặc trưng của loại nho được chế biến đã bị mất đi ở brandy ủ lâu năm trong thùng gỗ.

Brandy hoa quả là tên gọi chung cho tất cả các loại brandy lên men từ các loại trái cây nói chung trừ nho. Brandy hoa quả, trừ loại làm từ dâu, thường là làm từ các loại quả dùng để lên men rượu. Dâu không đủ độ ngọt để làm ra vang có đủ nồng độ rượu cần thiết để chưng cất và vì vậy thường được ngâm trong rượu mạnh để chiết lấy vị dâu và hương thơm.

  • A.C.: Rượu ngâm 2 năm trong thùng gỗ.

  • 3 Stars (3 sao, tương đương với V.S.-Very Special): Loại rượu tương đối trẻ tuổi, từ 3 đến 5 năm. Giá rẻ, được tiêu thụ nhiều.

Rượu Martell V.S. 3 sao

  • V.S.P. - Very Superior Pale: ít nhất 2 năm tuổi trong thùng gỗ

  • V.S.O.P. (Very Special Old Pale): Tuổi từ 7 đến 10 năm. Màu vàng nhạt. Giá vừa phải nên dùng khá nhiều trong giới bình dân và quý tộc.

  • Napoléon: Tuổi trên 10 năm. Napoléon không liên quan gì đến hoàng đế Napoléon của Pháp, mà chỉ mang nghĩa là "Hoàng đế của các lò rượu".

  • Cordon Blue, Anniversary, Reserve Prince Hubert: tương tự Napoléon.

  • X.O. (Extra Old): Khá đắt, thường trên 20 năm.

  • Extra, Extra Veille hay Grande Reserve: loại đặc biệt hiếm quý. Từ 45 năm trở lên.

Ly thử rượu.

Rượu brandy táo Rượu Martell V.S. 3 sao Rượu X.O. Braastad Rượu Extra Hardy

Drambuie là tên một loại rượu tiêu thực, dùng sau bữa ăn, có thể phục vụ kèm chocolate cho thơm miệng) là loại rượu nền Scotch whiskey cộng với hương vị thảo mộc và mật ong. Nồng độ của rượu này là 40 độ. Drambuie được chế biến do pha trộn nhiều loại scotch whiskies với độ tuổi từ 15-17 năm. Rượu được thêm vị mật ong, vị cay và hương thơm thảo mộc. Rượu Brambuie được sản xuất tại Broxburn, Scotland, và được uống kèm với đá hay dùng làm cốc tai với các loại nước uống khác.

Whisky (Anh, Pháp), Whiskey (Ireland, Mỹ): rượu được sản xuất từ ngũ cốc bằng cách lên men chưng cất. Từ Whisky được nhắc đến lần đầu tiên vào năm 1736 xuất phát từ usisge beatha trong tiếng Gaelic tại Scotland hay từ uisce beatha trong tiếng Gaelic tại Ireland và có nghĩa là "nước của cuộc sống" (uisge/uisce: "nước", beatha: "sống").

- Malt là loại Whisky được làm từ mạch nha.

- Grain là tên loại Whisky được sản xuất từ lúa mạch, chưng cất cột Coffey.

- Rye là tên gọi loại Whisky sản xuất từ lúa mạch đen, ít nhất là 51%.

- Bourbon là tên gọi loại Whisky sản xuất từ bắp (ít nhất là 51%).

- Single là loại Whisky có nguồn gốc chỉ từ một lò nấu rượu riêng lẻ (thường dùng cho Whisky của Scotland: Single-Malt-Whisky).

- Straight cũng là loại Whisky có nguồn gốc chỉ từ một lò nấu rượu riêng lẻ (thường dùng cho Whiskey của Mỹ)

- Blend là một loại Whisky đã được pha trộn. Trong lúc sản xuất (blending) nhiều loại Whisky khác nhau từ nhiều lò nấu rượu khác nhau được pha vào với nhau. Trong một số sản phẩm có đến 70 loại Whisky khác nhau.

- Pot Still là loại Whisky được sản xuất chỉ dùng loại bình nấu cổ điển (thường dùng cho một số loại Whiskey của Ireland).

- Pure Pot Still là loại Whisky được sản xuất chỉ dùng mạch nha trong các bình nấu rượu cổ điển (thường dùng cho một số loại Whiskey riêng lẻ của Ireland).

- Cask strength (độ mạnh thùng): Sau khi được trữ trong thùng người ta không cho thêm nước vào Whisky nữa để đạt đến một nồng độ rượu nhất định. Nồng độ rượu của những loại Whisky này khác nhau vì thay đổi tùy theo thời gian trữ, điều kiện môi trường, chất lượng của thùng chứa và nồng độ rượu của phần cất nguyên thủy.

- Vintage (năm sản xuất): Loại Whisky được sử dụng có nguồn gốc từ năm được ghi chú.

- Single cask (thùng riêng lẻ): Loại Whisky này có nguồn gốc từ một thùng rượu riêng lẻ (thường dùng cho Whisky của Scotland).

- Single barel (thùng riêng lẻ): Loại Whisky này có nguồn gốc từ một thùng rượu riêng lẻ (thường dùng cho Whisky của Mỹ).

Các tên Scotch, Irish hay American: xuất xứ của sản phẩm.

Single Malt Whisky

Ly để uống rượu whisky, có miệng to, khi uống phải úp cả mặt vào đó để ngửi, hít hơi rượu trước

Chửa lửa: bằng cách pha loãng với nước, đặc biệt là khi pha loãng thì mùi thơm thoát ra. Tỉ lệ pha loãng vào khoảng 1:1.Whisky cũng thường được uống với nước đá (Whisky on the rocks). Điều này làm giảm hương thơm vì một phần lớn các chất cho hương thơm (Ester, Phénol) bị lắng xuống do nhiệt độ lạnh, Whisky trở nên đục.

Cocktail là một loại thức uống được pha trộn. Một ly cocktail thường bao gồm một hay nhiều rượu và hương như là các loại rượu mùi, trái cây, mật ong, sữa hay kem, và các loại phụ gia khác.

Scotch Whisky

Thưởng thức Whisky