Nghi Lễ Trà Đạo

Nghi Lễ Trà Đạo

Trong nghi lễ Trà Đạo, có hai cách pha trà: pha trà đặc và pha trà loãng. Bài này chủ yếu giới thiệu về nghi thức pha trà đặc.

1) Giai đoạn chuẩn bị:

Trong Trà Đạo, nước biểu tượng cho âm (Yin), lửa biểu tượng cho dương (Yang). Nước đựng trong một cái bình có tên gọi là “mizushashi”. Bình này chứa nước suối là biểu tượng của sự thuần khiết, chỉ có chủ nhà mới được đụng đến.

Matcha (trà xanh chỉ dùng trong lễ trà) đựng trong một cái bình bằng gốm (gọi là Cha-Ire) và được bọc trong một cái túi lụa tơ mỏng rất đẹp (gọi là shifuku) và đặt cạnh bình Mizushashi.

Chủ nhà bước vào, trên tay cầm chén trà (Cha-wan), kèm theo chổi đánh trà (Cha-sen), và một mảnh vải trắng nhỏ (Cha-kin) dùng để lau khô chén trà, muỗng múc trà (Cha-shaku: muôi làm bằng tre dùng để chia trà). Những đồ này được sắp cạnh bình trà tượng trưng cho mặt trời (dương – yang), và chén trà biểu tượng cho mặt trăng (âm – yin).

Sau đó, chủ nhà quay ra phòng ngoài và mang vào kensui (chén dùng để đựng nước trà bỏ đi), hishaku (muôi múc nước làm bằng tre) và futaoki (đồ gác nắp hộp trà). Chuẩn bị xong mọi vật dụng cần thiết, chủ nhà nhẹ nhàng đóng cửa phòng trà lại.

2) Thực hiện nghi lễ

Chủ nhà dùng tấm vải fukusa (tấm vải tơ tốt), lau bình trà, điều này tượng trưng cho tinh thần của chủ nhà. Một cách chậm rãi, chủ nhà gấp gọn và đặt tấm vải fukusa xuống. Việc gấp tấm vải thể hiện sự chu đáo của chủ nhà nên cần được làm với một sự tập trung cao độ. Người ta thấy ý nghĩ sâu sắc của người chủ trong việc xem xét kỹ lưỡng, gấp và sử dụng fukusa, trong mức độ tập trung và trạng thái mặc tưởng được nâng cao.

Người chủ dùng thìa châm nước nóng vào chén trà, rửa sạch chổi trà, đổ nước đi, và lau sạch chén với Cha-kin. Người chủ nhấc thìa trà và hũ đựng trà lên, cho mỗi vị khách 3 muỗng trà vào chén trà. Sau đó châm từ ấm đun vào chén trà một lượng nước nóng đủ để có thể tạo ra một hỗn hợp nhão mỏng với cái chổi trà. Rồi thêm nước đủ để có thể dùng chổi trà khuấy thành một chất lỏng đặc quánh như súp đậu. Phần nước còn thừa lại trong thìa được cho lại vào ấm đun nước.

Tiếp theo, người chủ sẽ chuyền chén trà cho vị khách chính, vị khách sẽ cúi đầu để nhận chén trà. Vị khách sẽ dùng hai tay nâng chén lên và dùng tay xoay nó để ca tụng, rồi uống 1 ngụm trà lớn, sau đó lau sạch vành chén và chuyền cái chén cho vị khách kế tiếp cũng sẽ làm y như vị khách chính (lượng trà trong chén được người chủ khéo léo đong vưà đủ cho 4 vị khách để trà không dư lại). Đối với trường hợp pha loãng, mỗi khách sẽ uống riêng một chén trà.

Khi tất cả khách đã thưởng thức trà xong, chén trà được đưa trở lại cho người chủ. Chủ nhà sẽ rửa sạch nó, làm sạch hũ đựng trà và thìa múc trà. Thìa múc trà và hũ đựng trà sẽ được chuyền cho khách để xem xét. Sau đó mọi người sẽ thảo luận về các vật dụng, cách trình bày và những chủ đề thích hợp khác.

3) Rời tiệc trà

Lửa bếp lại được thắp lên để pha trà nhạt. Trà này để tráng miệng và một cách biểu trưng để chuẩn bị cho những vị khách rời khỏi thế giới tâm linh của lễ trà và bước lại vào thế giới vật chất.

Natsume

Trà nhạt và Trà đậm được pha theo cùng một cách, ngoại trừ trà nhạt dùng ít bột trà hơn, dùng chất lượng trà ít hơn, và được phân ra từ một hũ đựng trà bằng gỗ có hình quả chà là gọi là natsume.

Kiểu của chén trà được trang trí nhiều hơn và mỗi người khách được dọn cho một chén trà riêng. Lúc kết thúc, khách sẽ bày tỏ lòng biết ơn của họ đối với lễ trà và sự thán phục đối với nghệ thuật của người chủ. Họ rời khỏi và người chủ sẽ quan sát họ từ cửa của trà thất.

Loan Subaru