Chức Năng Gan Thử Nghiệm Bất Bình Thường

Chức Năng Gan Thử Nghiệm Bất Bình Thường Nghĩa Là Gì ?

(What Do Abnormal Liver Function Tests Really Mean?)

Cuong Trinh, M.D., Giang Nguyễn Trịnh, R.Ph, D.Ph.

Một thử thách thông thường trong ngành chữa trị tổng quát là xác định ý nghĩa của mức độ chức năng gan hơi cao và phân biệt bệnh gan nặng với những trường hợp có kết quả dương giả do bệnh của một cơ quan khác hay do một bệnh gan không đáng kể như gan có nhiều mỡ.

Mức độ aminotransferases

Aminotransferases, aspartate aminotransferase (AST) và alanine aminotransferase (ALT) là hai chỉ định hao tổn gan được xử dụng nhiều nhất và xác nhận sự hoại tử gan. Cả hai thường hiện diện trong huyết thanh ở mức độ thấp, dưới 30-40 U/L. Khi sự gia tăng của mức aminotransferases kéo dài thì cần phải tìm kiếm cho ra nguyên nhân. Sự gia tăng mức độ aminotransferase cần phải được xác nhận bằng cách thử nghiệm lại. Việc này rất quan trọng vì trong một vài nhóm (ví dụ những người hiến máu), khoảng 1/3 số bệnh nhân với mức độ AST tăng nhẹ sẽ có kết quả bình thường khi thử lại. Sau đó ta cần phải hỏi kỹ bệnh sử gia đình và khám bệnh tổng quát. Khi hỏi bệnh sử ta cần chú trọng tới những thuốc dùng, uống rượu, sử dụng những thuốc ngoài quầy hay thuốc bất hợp pháp, trường hợp bị vàng da hay đau gan, đau bụng, bệnh sử gia đình về gan hay sơ gan, những bệnh về tình dục, những bệnh như ung thư, tiểu đường, bệnh mập phì và xút cân mau chóng. Một bệnh nhân đau gan vì uống rượu có thể có bệnh sử gia đình về gan hay sơ gan, bệnh nhiễm sắc tố sắt trong máu (hemochromatosis) , bệnh Wilson, hay bệnh thiếu alpha 1-antitrypsin. Nếu mức độ ALT và AST dưới 2 lần giới hạn cao nhất của bình thuờng và không có bệnh gan mạn tính nào được phát giác, ta có thể dò tìm bệnh theo chỉ dẫn của hai tường trình về thử nghiệm được thực hiện gần đây nhất. Nghiên cứu thử nghiệm thứ nhất đề nghị điều trị lâm sàng kỹ lưỡng ngay thì đỡ tốn kém với những bệnh nhân không có triệu chứng và kết quả thử nghiệm âm về bệnh do siêu vi, bệnh chuyển hóa, bệnh cơ quan miễn nhiễm nhưng kết quả aminotransferase cao môt cách kinh niên. Thử nghiệm thứ nhì theo dõi 36 bệnh nhân có mức độ aminotransferase cao (ít nhất 50% trên bình thường) của ALT, AST hay ALP (alkaline phosphatase) . Những bệnh nhân có chứng cớ rõ ràng đã mắc bệnh gan đặc biệt được loại ra. Tất cả bệnh nhân được sinh thiết gan nhưng chỉ có 2 người cần phải thay đổi cách chữa trị sau khi có kết quả. Những hướng dẫn hiện tại nhấn mạnh rằng nếu mức độ ALT và AST tiếp tục cao hơn hai lần bình thường, sinh thiết gan phải được thực hiện. Dù rằng kết quả của sinh thiết chỉ đưa tới bệnh gan có mỡ, nó cũng làm cho y sĩ và bệnh nhân được yên tâm.

Mức độ cao giúp việc chẩn bệnh

Đối với một bệnh nhân không có triệu chứng và gia tăng ALT hay AST riêng rẽ, định bệnh tùy thuộc vào độ cao. Dù rằng chưa có sự thoả thuận về định nghĩa thế nào là cao nhẹ, trung bình hay nhiều, một định nghĩa đã được đề nghị. Gia tăng nhẹ được thấy trong bệnh gan không do rượu mà do mỡ, gồm có gan có mỡ thông thuờng và không do rượu gây nên (nonalcoholic steatohepatitis) , và gan viêm do siêu vi mạn tính. Gia tăng trung bình được thấy trong gan viêm do siêu vi mạn tính, gan viêm vì rượu và một số bệnh gan khác, có sơ gan hay không. Gia tăng cao được thấy trong gan viêm nặng cấp tính, hoại tử gan vì ngộ độc, vì thuốc, trường hợp kích ngất, hay thiếu máu trong gan. Mức độ rất cao (trên 2000-3000m U/L) thường được thấy trong truờng hợp uống acetaminophen quá liều hay môt người nghiện rượu uống quá nhiều aceraminophen.

Biểu hiệu của nồng độ diếu tố gan tăng cao

AST= Aspartate aminotransferase

ALT= Alanine aminotransferase

ALP= Alkaline phosphatase

GGT= Gamma-glutamyl transferase

Những nguyên nhân tăng mức độ aminotransferases

Những nguyên nhân thông thường tăng diếu tố gan gồm có gan chứa mỡ (hepatic steatosis or fatty infiltration of the liver), tổn thương gan do rượu gây nên, gan viêm do siêu vi B và C, nhiễm sắc tố sắt (hemochromatosis) và gan viêm tự miễn nhiễm (autoimmune hepatitis).

Những thử nghiệm máu và những nguyên nhân gây mức độ aminotransferase cao

Thử nghiệm đầu tiên

Kháng thể gan viêm C (hepatitis C antibody) trong huyết thanh để tìm sự hiện diện của kháng thể gan viêm C nhiễm trùng mạn tính.

Kháng sinh bề mặt gan viêm loại B (HBsAg), kháng thể bề mặt (anti-HBs), và kháng thể lõi (anti-HBc) tìm gan viêm loại B kinh niên với sự hiện diện của kháng sinh bề mặt và kháng thể lõi (dương).

Lượng sắt trong huyết thanh, và khả năng liên kết sắt toàn phần cho biết có bị nhiễm chứng nhiễm sắc tố sắt trong máu (hemochromatosis) không.

Lượng ceruloplasmin trong huyết thanh: luợng ceruloplasmin giảm chứng tỏ bệnh Wilson.

Protein điện di trong huyết thanh (serum protein electrophoresis) : gia tăng polyclonal immunoglobulins, antinuclear antibodies, smooth muscle antibodies chứng tỏ bệnh gan viêm tự miễn nhiễm (autoimmune hepatitis). Sự giảm băng alpha globulins chứng tỏ sự thiếu hụt alpha 1-antitrypsin.

Những thử nghiệm khác nếu thử nghiệm trên có kết quả âm

Thử nghiệm phản ứng dây đảo ngược sao chép polymerase (reverse transcriptase polymerase) tìm hiện diện của RNA vi rút gan viêm loại C.

Phân loại alpha 1-antitrypsin nếu thấy có sự hiện diện của phenotip ZZ thì chứng tỏ có sự thiếu hụt alpha 1-antitrypsin.

Antiendomysial antibodies, antigliadin, và kháng thể transglutaminase trong mô chứng tỏ sự hiện diện bệnh viêm ruột loét (celiac sprue).

Creatine kinase và aldolase: gia tăng diếu tố chứng tỏ bệnh thuộc cơ vân.

Một số chuyên gia thấy có lợi khi làm tất cả thử nghiệm trong nhóm đầu, ngoại trừ truờng hợp có nguyên nhân rõ rệt như nghiện rượu.

Môt số khác thích áp dụng lối thứ tự như:

Hõi cặn kẽ bệnh nhân về sự uống rượu, hay hỏi thân nhân nếu nghi ngờ bệnh nhân không nói thật.

Tìm kiếm những yêu tố gây bệnh gan có mỡ không do rượu gây nên (nonalcoholic liver disease).

Thử nghiệm tìm kháng thể gan viêm loại C.

Thử nghiệm tìm gan viêm loại B.

Tìm kiếm bệnh nhiễm sắc tố sắt.

Tìm những nguyên do hiếm hơn như thiếu hụt alpha 1-antitrypsin, bệnh Wilson, và đôi khi bệnh viêm ruột loét miệng (celiac sprue).

Bệnh gan do rượu gây nên

Bệnh này là bệnh thông thường nhất tại Hoa Kỳ. Y sĩ cần phải nghĩ tới bệnh này khi nguời bệnh uống 7-8 g rượu mỗi ngày (khoảng 5 ly). Đàn bà có thể mắc bệnh khi uống ít hơn (2 ly mỗi ngày). Định bệnh căn cứ trên một tỷ lệ AST/ALT 2:1. Ít khi thấy mức độ AST cao hơn 8 lần bình thuờng và ALT cao hơn 5 lần bình thường trong bệnh nhân nghiện rượu. Mức độ ALT có thể bình thường ngay cả đối với bệnh nhân mắc bệnh gan nặng do rượu gây nên.

Đo GGT (gamma glutamyl transferase) cũng có ích.

Mức độ GGT cao hơn 2 lần bình thuờng cho bệnh nhân có tỷ lệ AST/ALT bằng 2:1 cho ta biết là bệnh nhân nghiện rượu. Tuy nhiên vì GGT thiếu tính đặc thù nên nó không thể dùng riêng rẽ được.

Dược phẩm, thảo dược và những chất khác

Tổn thương gan do dược phẩm và các chất hóa học khác chỉ gây khoảng từ 1-2% những bệnh gan mạn tính/kinh niên thôi. Những dược phẩm thông dụng có thể gây tổn thuơng gan gồm có trụ sinh, thuốc trị kinh phong, chất áp chế hydroxymethylglutar yl-CoA reductase, NSAIDs và thuốc trị bệnh lao.

Cách dễ nhất để xác định xem một dược phẩm có gây nên sự tăng mức aminotransferase hay không là ngưng thuốc để xem hàm lượng diếu tố có trở lại bình thường hay không. Nếu thuốc trên cần thiết cho bệnh nhân và không có thuốc khác để thay thế, ta cần phải phân tích lợi hại và xét xem có cần phải tiếp tục thuốc dù rằng kết quả thử nghiệm cho biết có bất thường.

Gan viêm do siêu vi

Nguy cơ mắc bệnh gan viêm do siêu vi C (HCV) cao nhất đối với bệnh nhân đã được truyền máu, chích thuốc vào tĩnh mạch, sử dụng cocaine, xâm mình, chọc lỗ thủng trên thân mình, và bừa bãi về tình dục.

Tỷ lệ bệnh gan viêm do siêu vi C ở Mỹ được ước chừng khoảng 3.9 triệu (1.8% dân số) phần lớn số đó không biết là mình mắc bệnh (theo tài liệu trong báo NEJM 1999; 341: 556-62). Trong đa số bệnh nhân mắc bệnh gan viêm do siêu vi C, mức độ ALT từ 1.5 tới 2 lần mức độ AST, nhưng nếu bệnh sơ gan (cirrhosis) phát ra trong gan viêm do siêu vi loại B hay C, tỷ lệ AST/ALT trở lại bình thường hay mức AST có thể hơi cao hơn một chút.

Thử nghiệm đầu tiên để định bệnh HCV là thử nghiệm miễn nhiễm diếu tố (enzyme immuno assay/EIA) về kháng thể đối với HCV, có một mức nhạy cảm (sensitivity) từ 92% tới 97% tùy loại xét nghiệm. Một kết quả thử nghiệm dương trong một bệnh nhân có yếu tố nguy cơ mắc bệnh đủ để định bệnh, nhưng chẩn bệnh thường được xác định bằng phản ứng đảo ngược giây chuyền reverse transcriptase polymerase để đo mức độ HCV RNA. Một thử nghiêm có kết quả dương cần phải được tiếp tục bằng sinh thiết gan để ước lượng mức độ tổn thương gan. Những bệnh nhân gan viêm loại C kinh niên và có bằng chứng bị sơ gan cần được chữa trị.

Những thử nghiệm đầu về gan viêm do siêu vi B (HBV) gồm có HBV kháng nguyên bề mặt (HBs Ag), kháng thể HBV bề mặt (HBs antibody), và kháng thể lõi B (HBc antibody).

Một kết quả dương (+) cho kháng thể bề mặt HBV (anti HBs antibody) và kháng thể lõi (anti HBc antibody) chứng tỏ cơ thể đã được miễn nhiễm và cần phải tìm kiếm lý do khác đã gây gia tăng diếu tố.

Môt kết quả dương (+) cho kháng nguyên bề mặt HBV (HBs Ag) và kháng thể lõi (HBc antibody) chứng tỏ sự hiện diện cuả bệnh gan viêm loại B.

Những thử nghiệm để xác định xem siêu vi có sao chép (replication) hay không, gồm có sự hiện diện trong huyết thanh của kháng nguyên e (HBe Ag), kháng thể e (Hbe antibody) và lượng HBV DNA cần được thực hiện. Đối với những bệnh nhân mà mức độ HBV DNA cao hơn 10 copies/ml và có ALT cao, thiết sinh gan và chữa trị bằng thuốc kháng siêu vi (antiviral) cần được bắt đầu.

Gan viêm vì tự miễn nhiễm (Autoimmune hepatitis)

Bệnh thường xảy ra cho đàn bà tuổi trẻ tới trung niên với tỷ lệ đàn bà đàn ông là từ 4 so với 1. Điện di protein trong huyết thanh (serum protein electrophoresis) là một cách thử nghiệm tốt. Trên 80% bênh nhân mắc bệnh này có tăng gammaglobulin trong huyết thanh, một mức độ polyclonal gammaglobulin cao hơn hai lần bình thường giúp định bệnh. Mặc dù những thử nghiêm kháng thể kháng nhân (antinuclear antibodies), kháng thể kháng cơ trơn (antibodies against smooth muscle) và kháng thể hạt nhỏ gan-thận (microsomal antibodies kidney-liver) thường được sử dụng, chúng có thể không hiện diện trong bệnh gan viêm tự miễn nhiễm. Sinh thiết gan cần được thực hiện.

Bệnh gan chứa nhiều mỡ không do rượu gây nên (Nonalcoholic steatohepatosis - NASH)

Tỷ lệ bệnh gan chứa nhiều mỡ không do rượu gây nên được ước chừng cao tới 20% trong dân chúng tại Hoa Kỳ. Đối với NASH tỷ lệ bệnh được ước lượng khoảng 3%. Trái lại với bệnh nhân mắc bệnh gan do rượu gây nên, bệnh nhân bị NASH (nếu không bị sơ gan) thuờng có tỷ lệ AST/ALT dưới 1:1.

Người ta thường cho rằng bệnh này hay xảy ra cho đàn bà trung niên, bị mập phì hay mắc bệnh tiểu đường, nhưng kinh nghiêm gần đây cho thấy đàn ông cũng có thể mắc bệnh và mập phì hay bệnh tiểu đường có thể không hiện diện. Ngoài ra duợc phẩm như prednisone, methotrexate, thuốc estrogens, amiodarone, tamoxifen, nifedipine và diltiazem cũng có thể gây nên bệnh. Nó còn có thể là kết quả của sự tiếp xúc với các chất làm tan hữu cơ, tiếp chất dinh dưỡng vào tĩnh mạch lâu ngày và một số bệnh về gien trầm trọng.

Đối với một vài bệnh nhân bị NASH, bệnh có thể tiến triển tới sơ gan, vì vậy sự tích cực để định bệnh còn trong vòng bàn cãi. Siêu âm gan hay đo CT scan có thể giúp xác định bệnh nhưng hiện nay chưa có cách chữa trị. Sinh tố E, ursidiol và thuốc để trị tiểu đường loại 2 như pioglitazone, rosiglitazone và metformin đang được thử nghiệm để trị bệnh. Cách chữa trị căn bản là xuống cân, trị bệnh tiểu đường và trị chứng lipid cao trong máu.

Những nguyên nhân tăng aminotransferase hiếm hơn

Nhiễm sắc tố sắt trong máu

Bệnh này xảy ra cho 1 trên 300 người trong dân chúng (theo bài viết trong báo Ann Intern Med, 1998; 129: 925-31), thuờng được xác định bởi một mức độ ferritin cao, một mức độï bảo hòa sắt cao trong huyết thanh (high serum iron saturation) và sự hiện diện của hai copies của gen HFE. Đa số bệnh nhân có triệu chứng tuổi từ 40 tới 50, mắc chứng ngủ lịm (lethargy), đau nhức khớp và giảm ham muốn tình dục nhưng phần đông bệnh đều không có triệu chứng gì cả.

Vì biến chứng có thể nặng nếu bệnh không được chữa trị sớm, ta cần luôn luôn nghĩ tới bệnh này khi mức độ diếu tố gan chỉ hơi cao.

Bệnh Wilson

Môt sự hỗn loạn bài tiết chất đồng của mật, bệnh Wilson có thể làm tăng aminotransferase cho bệnh nhân không có triệu chứng gì khác của bệnh. Bệnh bộc phát giữa 5 và 25 tuổi nhưng sự định bệnh có thể tới tuổi 40. Nó xảy ra cho 1 trong 30,000 người, bệnh này có thể xác định khi phát hiện vòng Kayser Fleischer, mức độ ceruloplasmin thấp trong huyết thanh, sự bài tiết đồng nhiều trong nước tiểu và mức độ đồng trong gan cao.

Bệnh thiếu hụt alpha 1-antitrypsin

Bệnh do gien thuờng thấy ở người da trắng, nó là một bệnh biến thể không hiếm trong gan. Một mức độ alpha 1-antitrypsin thấp, tới 20% của bình thuờng, hoặc giảm alpha 1-globulin trên điện di, hay cả hai giúp định bệnh. Để xác định ta cần thử biểu hình protease áp chế (protease inhibitor phenotype) vì mức độ alpha 1-antitrypsin có thể tăng trong trường hợp viêm.

Bệnh celiac sprue ẩn

Bệnh này đuợc định bệnh bằng cách đo kháng thể endomysial, antigliadin, và transglutaminase trong mô. Những kết quả cần được xét nếu bệnh nhân bị xút cân, đau bụng, đầy hơi và có mỡ trong phân. Trong một cuộc nghiên cứu gần đây, bệnh celiac sprue ẩn là nguyên nhân của sự tăng mạn tính aminotransferase cho 13 trong số 140 nguời bệnh không có triệu chứng được giới thiệu tới một chẩn y viện chuyên trị bệnh gan. (Hematology 1999; 29: 654-57).

Nguyên nhân gia tăng ALP

Gia tăng mức độ Alkaline Phosphatase (ALP) được nhận thấy trong bệnh nghẹt ống mật, bệnh thâm nhập gan như ung thư gan, bệnh gan do dược phẩm gây nên và bệnh sơ gan mật nguyên thủy (primary biliary cirrhosis). ALP có thể gia tăng ít trong ba tháng chót của thai nghén và sự mọc xương sinh lý và nó không hiếm đối với những người trên 50 tuổi khỏe mạnh. Đo mức độ 5- nucleotidase và GGT thường tăng cùng với ALP nếu nguyên nhân là do gan cũng giúp tìm nguồn gốc của sự tăng ALP.

Nguyên nhân tăng GGT

Gia tăng GGT chứng tỏ nguyên nhân do nghẹt ống mật hay do tổn thương tế bào gan. Nếu cả hai GGT và ALP đều tăng, nhất là ALP thì nguyên nhân vì ống mật gan coi như chắc chắn. GGT tăng mà ALP không tăng thường do gan viêm vì rượu. Khi cả hai ALP và GGT tăng đều từ gan ra đánh dấu sự di căn ung thư tới gan, có thể xác định bằng chụp quang tuyến gan.

Nguyên nhân tăng bilirubin

Một sự tăng conjugated bilirubin có thể do siêu vi, hóa chất, rượu hay nghẹt ống dẫn mật hay sơ gan. Hội chứng Gilbert là nguyên nhân tăng unconjugated bilirubin trong khi các thử nghiệm gan khác bình thường thường được thấy trong 5% dân số. Sự tan huyết (hemolysis) có thể phân biệt được với hội chứng Gilbert bằng cách đếm huyết cầu tổng quát (CBC), đếm reticulocyte và phết máu ngọai biên. Trong bệnh tan huyết (hemolysis), số reticulocyte sẽ cao và phết máu ngoại biên sẽ bất thường trong khi trong hội chứng Gilbert chúng sẽ bình thường.

Khi nào chụp hình gan và khi nào làm sinh thiết gan

Chụp hình gan khi bệnh nhân khi AST và ALT tiếp tục cao trong khi các thử nghiệm khác bình thường.

Chụp hình gan rất có ích nếu ALP hay GGT cao. Ta có thể thấy nghẹt ống dẫn mật trong gan (bướu) hay ngoài gan (bướu hay sạn cấn lên ống dẫn mật).

Sinh thiết gan dành cho bệnh nhân có mức độ AST hay ALT cao 2 lần hơn bình thường trong khi các thử nghiệm và chụp hình đều bình thường.

14 June 2004

Tham khảo

1. Das A, Post AB. Should liver biopsy be done in asymptomatic patients with chronically elevated transaminase? A cost-utility analysis. Gastroenterology. 1998; 114:A9

2. Sorbi D, Magill DB, Thistle JL, et al. An assessment of the role of liver biopsies in asymptomatic patients with chronic liver test abnormalities. Hepatologỵ 1999; 30:477A

oOo

THUỐC TÂY CÓ NGUY CƠ GÂY ĐỘC CHO GAN CỦA BẠN

Có nhiều mức độ tổn thương gan do tác dụng phụ của thuốc . Nhiều thử nghiệm lâm sàng cho thấy rằng có nhiều tổn thương gan do thuốc điều trị gây ra .

Vị trí gan trong cơ thể

I. Giới thiệu:

Có nhiều mức độ tổn thương gan do tác dụng phụ của thuốc . Nhiều thử nghiệm lâm sàng cho thấy rằng có nhiều tổn thương gan do thuốc điều trị gây ra . Những thuốc thường gây tổn thương gan : thuốc điều trị lao , thuốc trị tiểu đường , thuốc điều trị nấm , ……..Có những mối liên quan không chỉ do tương tác thuốc với thuốc mà còn do thuốc với tình trạng bệnh của bệnh nhân . Những bệnh nhân có bệnh gan mãn tính sẵn dễ bị ngộ độc thuốc hơn bệnh nhân gan bình thường . Có bằng chứng cho thấy rằng có sự tương tác giữa thuốc và bệnh ở bệnh nhân đồng nhiễm HBV và HIV hay HCV và HIV.

II. Phạm vi ngộ độc gan do thuốc gây ra:

Tổn thương gan do thuốc gây ra từ sự thay đổi sinh hóa tối thiểu , không đặc hiệu đến viêm gan cấp , viêm gan mãn , suy gan cấp , bệnh đường mật kéo dài , ngay cả xơ gan và ung thư gan. Hơn nữa thuốc có thể gây ra gan thấm mỡ , u hạt gan , trong một số trường hợp xảy ra bệnh phospholipid , hay hội chứng Budd-Chiari.

*Những thuốc gây ngộ độc gan:

1.Thông số tiên đóan tổn thương gan do ngộ độc thuốc

Có vài cách tiên đóan bệnh gan mãn và cấp tính trở nên có biểu hiện lâm sàng . Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh gan do thuốc thường không đặc hiệu . Tổn thương gan do thuốc có thể chỉ biểu hiện bằng một hoặc nhiều hơn sự bất thường của chỉ số sinh hóa . Phần lớn tăng men gan do thuốc không triệu chứng và không tiến triển . Có ít bệnh nhân suy gan đột ngột đưa đến tử vong hay phải ghép gan . Phần lớn bệnh nhân có triệu chứng giống viêm gan cấp , viêm gan mãn hay bệnh đường mật . Sự phát triển của vàng da thấy được trên lâm sàng (bilirubin >3mg/dl) kèm theo sự tăng men gan cho tiên đóan tổn thương gan trầm trọng .

2.Phân lọai ngộ độc gan do thuốc:

Tổn thương gan do thuốc có thể phân lọai: tổn thương tế bào gan, tổn thương đường mật , hoặc tổn thương phối hợp cả hai. Có nhiều lọai thuốc không chỉ gây tổn thương đơn độc mà gây tổn thương phối hợp. Những thuốc gây tổn thương gan có đặc điểm cho biết thời gian khởi phát bệnh , tần số , tiến triển bệnh , lọai ngộ độc gan . Tổn thương gan do thuốc thường có đặc điểm giống bệnh lý tự miễn.

III. Chẩn đóan tổn thương gan do thuốc:

Chẩn đóan tổn thương gan do một lọai thuốc nào đó gây ra thường dựa trên hòan cảnh bệnh và sự nghi ngờ của thầy thuốc nhận thấy rằng thời điểm khởi phát tổn thương gan liên quan đến lọai thuốc đang sử dụng mà thuốc này có khả năng gây độc cho gan như đã nói ở trên. Giải quyết biểu hiện của tổn thương gan thường là ngưng dùng thuốc gây độc gan. Đánh giá mô học của gan để biết mức độ tổn thương gan và tổn thương lọai gì , không phải để biết tổn thương do thuốc gì.

Chẩn đóan thường dựa vào:

_Đặc điểm khởi phát bệnh

_Vàng da bất ngờ

_Sinh thiết gan để biết mức độ tổn thương gan

_Men ALT tăng hơn gấp 3 lần bình thường

_Tuổi , phái tính , thuốc dùng , yếu tố p 450

IV. Yếu tố ảnh hưởng tính nhạy cảm đối với bệnh gan do thuốc:

_Tuổi

_Phái tính

_Liều lượng và thời gian dùng thuốc

_Chế độ dinh dưỡng

_Sự sử dụng cùng lúc nhiều thuốc

_Uống rượu

_Dạng trình bày của thuốc

_yếu tố di truyền

Có một số thuốc tăng nguy cơ gây độc tính đặc biệt đối với người hơn 50 tuổi. Một số tác nhân : valproic acid , Erythromycin thường gây độc cho gan ở trẻ em, valproic acid thường gây độc ở trẻ em có rối lọan về di truyền ti lạp thẻ. Phenytoin hiếm khi gây độc đặc biệt cho gan trừ khi dùng hơn 6 tuần. Đa số thuốc, nữ thường có ảnh hưởng độc cho gan nhiều hơn là nam.

V. Những thuốc đặc biệt mà bác sĩ chuyên khoa gan nên chú ý đặc biệt:

1.Acetaminophen :

Thuốc gây độc cho gan tùy theo liều sử dụng. Khi điều trị cần chú ý xem xét liều lượng gây độc cho gan. Với liều nhỏ hơn 2-3 g/ngày acetaminophen thấy an tòan và bệnh nhân chịu đựng được . Khi dùng đường uống với liều lớn hơn 10-15 g sẽ đưa đến tổn thương gan nặng thường sẽ tử vong , liều này dùng khi có ý định tự sát. Tổn thương gan do acetaminophen là dạng phổ biến của bệnh gan do thuốc , đặc biệt hơn là dạng duy gan cấp , thường thấy ở bệnh nhân ở Mỹ. Nồng độ men gan transaminase ở bệnh nhân ngộ độc acetaminophen thường lớn hơn 5.000 UI/l.

Ở người nghiện rượu , liều aetaminophen thông thường điều trị vẫn có thể gây độc cho gan , vì vậy phải cẩn thận khi dùng acetaminophen cho người nghiện rượu , không dùng nước uống có cồn để uống acetaminophen.

2.Isoniazide( INH)

Từ giữa thế kỷ 20 , INH là thuốc điều trị chính cho bệnh lao . Sự tăng men gan thấy xuất hiện vài tuần sau khi bắt đầu điều trị lao khỏang 10-20% bệnh nhân dùng INH. Sự tăng men gan này thường ở mức vừa phải và không liên quan dấu hiệu hay triệu chứng bệnh gan.Ở nhiều bệnh nhân tăng men gan tiếp tục dùng INH vẫn chịu đựng được và có thể sau đó men gan lại trở về gần bình thường . Nếu có tăng men gan , ngưng dùng INH thì men gan trở về bình thường trong vòng 1---4 tuần . Tuy nhiên vẫn có ít bệnh nhân khi dùng INH có thể suy gan cấp ( có thể xảy ra khỏang 0,1 %---2% bệnh nhân).

Bệnh nhân lớn hơn 50 tuổi có nhiều nguy cơ bị viêm gan khi dùng INH , bệnh nhân trẻ em ít khi có tổn thương gan xảy ra. Bệnh nhân nữ bị ảnh hưởng nhiều hơn nam. Khi điều trị nên theo dõi kỹ , để phát hiện viêm gan do INH để ngưng điều trị kịp thời tránh ảnh hưởng nặng cho gan . Đặc điểm tổn thương gan do INH gây ra:

_ Men ALT tăng nhẹ:

.Xảy ra khỏang 10-20% bệnh nhân

.Xảy ra khỏang 2 tháng điều trị

.Phần lớn có thể khỏi được mà không cần ngưng INH

_ Tổn thương gan trầm trọng với vàng da:

.Xảy ra khỏang 1% bệnh nhân

.Xảy ra khỏang 2% ở bệnh nhân trên 50 tuổi

.Xảy ra ở nữ nhiều hơn nam

_Suy gan tối cấp:

.Xảy ra 10% bệnh nhân đang vàng da

.Tiếp tục điều trị khi gan đang viêm nặng

.Có thể phục hối nếu bệnh nhân không tử vong

Nguy cơ ngộ độc INH càng tăng ở bệnh nhân nghiện rượu.

3.Hợp chất thuốc có nguồn gốc từ cây cỏ và vitamin A:

Nhiều sản phẩm thuốc từ cây cỏ có thể gây độc cho gan vì sự chế biến thường không theo một tiêu chuẩn nài cả. Còn nhiều khó khăn để xác định tổn thương gan do thảo dược. Thông thường phải có sự khai báo của bệnh nhân về thảo dược đã sử dụng.

a.Kava-Kava

Kava là cây cùng dòng họ với cây tiêu . Từ nhiều thế kỷ qua thường được dùng làm nước uống để điều trị lo lắng , mất ngủ và những triệu chứng tiền mãn kinh ở dân vùng đảo Nam Thái bình Dương. Những năm gần đây Kava được dùng ở châu Âu và Mỹ. Nhiều trường hợp suy gan cấp và đưa đến tử vong do Kava đã xảy ra. Nhiều sản phẩm chiết xuất từ kava bày bán trên thị trường gây tổn thương gan. Độc cho gan có thể do phương pháp chiết xuất kava từ rễ của cây.Theo cổ điển , chiết xuất được làm bằng cách ngâm rễ cây vào nước và hòa tan với sữa dừa. Ngày nay người ta dùng ethanol hay acetone để pha chế nên gây độc cho gan.

Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh gan thường xuất hiện trong vòng vài tuần đến 4 tháng sau khi bắt đầu dùng kava. Ở nhiều bệnh nhân chỉ có duy nhất dấu hiệu tăng men gan . Tuy nhiên ở vài bệnh nhân suy gan cấp , tử vong có thể xảy ra.

b.Vitamin A (Retinol)

Uống vitamin A quá nhiều là nguyên nhân gây ngộ độc gan phụ thuộc vào liều lượng có thể đưa đến xơ gan với báng bụng và tăng áp lực tỉnh mạch cửa. Uống thường xuyên liều lớn vitamin A (>25.000 đơn vị /ngày) có thể gây ngộ độc mãn tính và tổn thương gan. Tổn thương gan có thể xảy ra khi uống 15.000---40. 000 đơn vị /ngày trong một năm , nhưng liều cao hơn có thể ngộ độc trong vòng vài tháng. Tổn thương gan nhiều hay ít tùy thuộc liều lượng và thời gian sử dụng. Nhiều bệnh nhân có bệnh gan do vitamin A gây ra có khi không nhận thấy , chỉ khi bác sĩ lâm sàng thấy có hiện tượng bệnh nhân dùng vitamin A kéo dài kèm viêm gan mỡ, tăng áp lực tỉnh mạch cửa. Người nghiện rượu nguy cơ càng cao. Hình ảnh lâm sàng của bệnh là khởi phát của xơ gan với báng bụng , tăng áp lực tĩnh mạch cửa ,dãn tỉnh mạch thực quản. Tăng men gan 70% bệnh nhân, tăng nhẹ phosphatase kiềm , thỉnh thỏang có tăng nhẹ bilirubin. Ở bệnh nhân không ngộ độc vitamin A thường có giảm albumin và giảm prothrombin .

VI.Tổn thương gan do dùng thuốc điều trị bệnh nhân nhiễm HIV và siêu vi B hoặc siêu vi C.

Rất khó biết trước được và rất khó đối phó với những độc tính do thuốc gây độc cho gan ở bệnh nhân HIV trải qua quá trình điều trị bệnh. Những bệnh nhân này thường liên quan bệnh gan do rượu , gan thấm mỡ , viêm gan mãn tính B , C và bệnh gan do độc tính thuốc điều trị. Có ba lọai thuốc điều trị HIV: Pis, NRTIs, NNRTIs đều gây độc gan. Tình huống càng khó khăn phức tạp khi phải điều trị kèm viêm gan B , C. Tuy nhiên việc điều trị cần thiết để tránh cho bệnh nhân không tử vong do xơ gan.

Bệnh nhân nhiễm HIV có nhiễm HCV dễ ngộ độc gan do thuốc , bệnh nhân nhiễm HCV có nhiễm HIV càng thúc đẩy HCV phát triển và dễ xơ gan , bệnh nhân dễ bị xơ gan hơn nhiễm HCV một mình. Những bệnh nhân này rất dễ ngộ độc thuốc chẳng hạn acetaminophen… và khi dùng rượu rất dễ ngộ độc và dễ đưa đến xơ gan và tử vong.

oOo

Hãy Tìm Hiểu Về Ung Thư Gan

Gan ta

Ung thư là một nhóm bệnh hoặc căn bệnh được di truyền và khiến tế bào trong người thay đổi và tăng số một cách không thể kiềm chế được. Nhiều loại tế bào ung thư trở thành một đống gọi là bướu. Tế bào ung thư độc có thể xâm lấn vào những mạch máu và bạch huyết, và lan tràn qua những bộ phận khác của cơ thể và từ đó tiếp tục mọc lớn và cản trở những cơ năng bình thường của bộ phận đó.

Gan (St)

Ung thư gan gồm có hai loại, một loại bắt nguồn từ gan (gọi là ung thư gan hạng nhất) và một loại bắt nguồn từ những bộ phận khác trong người và tràn đến gan (được gọi là ung thư gan di căn hoặc ung thư gan hạng nhì). Ung thư gan hạng nhất bắt đầu trong gan, bộ phận lớn nhất trong thân thể mình. Những chức vụ của bộ phận gan gồm có:

    • Tích trữ vi-ta-min và chất dinh dưỡng

    • Trao đổi chất dinh dưởng trong cơ thể

    • Kiểm soát mức đường trong máu

    • Phát xuất yếu tố đông máu

  • Khử hoạt tính của thuốc độc và những hoá chất khác

Ung Thư Biểu Bì Tế Bào Gan (Hepatocellular carcinoma, HCC)

HCC, vẫn được gọi là hepatoma, là loại bướu độc thông thường nhất của ung thư gan hạng nhất. Tuy rằng HCC hiếm có đối với đa số người dân Hoa Kỳ và Âu Châu, nó chính là một trong 3 nguyên nhân lớn nhất khiến người chết vì ung thư trong nhiều quốc gia Á Châu và Phi Châu. Tài liệu từ Tổ Chức Y Tế Thế Giới (World Health Organization) cho biết rằng ít nhất là 550,000 người chết hàng năm vì HCC, 75% (khoảng 400,000) của số đó là dân của những quốc gia trong vùng Đông Nam Á Châu và dọc theo bờ Thái Bình Dương. Cở chừng 80% của những trường hợp ung thư gan là vì gan của bệnh nhân bị nhiễm siêu vi khuẩn viêm gan B (HBV) kinh niên từ lúc còn bé (đây chính là trường hợp của nhiều người gốc Á Châu có viêm gan B), phần còn lại là bởi vì nhiễm siêu vi khuẩn viêm gan C. Trung Tâm Kiềm Chế và Đề Phòng Bệnh (Centers for Disease Control and Prevention) cho biết rằng sự bất đồng sức khỏe lớn nhất giữa người Mỹ gốc Á Châu và người Mỹ trắng là ung thư gan. Chích ngừa để phòng chống viêm gan B có thể ngăn cản ung thư gan trong 80% người gốc Á Châu ở Hoa Kỳ và khắp thế giới.

Triệu Chứng

Ung thư gan được gọi là sát thủ âm thầm vì đa số bệnh nhân vẫn cảm thấy khỏe mạnh và không có dấu hiệu hoặc triệu chứng. Những đống bướu nhỏ không có thể tìm được qua cách mò vì vị trí của gan nằm dưới xương sườn và vì thế bị che khuất. Sự đau nhức thường không có thể cảm giác được cho đến lúc đống bướu đã mọc lớn, và một số bướu không gây đau nhức hoặc những triệu chứng khác cho dù nó đã to lớn. Thêm một nguyên do rắc rối nữa là mức mọc của một số loại ung thư gan. Những giai đoạn chót của ung thư gan, lúc nó đã to lớn hoặc lúc nó gây trở ngại cho những cơ năng của gan, có thể sanh ra những triệu chứng rõ ràng như đau nhức trong vùng trên phải của bụng, giảm cân, ăn không ngon miệng, và cuối cùng là mắt và da bị vàng thêm (bệnh hoàng đản) và bụng bị phồng lên. Sự chẩn đoán lúc đã quá muộn có thể giải thích tại sao bệnh nhân chỉ có thể tiếp tục sống trung bình 3-6 tháng sau khi bệnh đã được phát hiện, và tại sao y giới thường hoài nghi lúc đề cập đến ung thư gan. Cách duy nhất để tăng thêm kết quả điều trị chính là chẩn đoán ung thư lúc còn sớm bằng cách truy tìm ung thư trong những người gốc Á Châu đang có viêm gan B và trong những người đang bị xơ gan vì nhiễm viêm gan B hoặc C.

Truy Tìm Ung Thư Gan

Một điều quan trọng mọi người phải thừa nhận là tất cả những người gốc Á Châu có viêm gan B vì bị nhiễm lúc còn trẻ có nguy cơ cao đễ phát triển bệnh ung thư gan cho dù họ có xơ gan hay không. Nguy cơ này cao hơn trong những người đàn ông và những người nào có ung thư gan di truyền trong gia đình. Mọi người đồng ý rằng vấn đề truy tìm ung thư gan thường xuyên rất là quan trọng cho những người gốc Á Châu có viêm gan B, nhưng công việc này đối với những người Mỹ trắng đã bị nhiễm lúc đã lớn tuổi hiện vẫn đang gặp nhiều tranh luận. Tuy rằng những bệnh nhân gốc Á Châu có thể phát bệnh ung thư gan vào lúc đang còn tuổi thanh niên, tài liệu từ Hoa Kỳ cho biết rằng sự nguy cơ phát triển ung thư gan bắt đầu lên cao vào khoảng 30 tuổi. Một cách hợp lý để đối phó tình trạng này là bắt đầu thường xuyên truy tìm ung thư gan bắt đầu vào lúc 30-40 tuổi nếu bệnh nhân là người gốc Á Châu. Việc truy tìm đại khái gồm có một cuộc thử máu để xem xét mức alpha-fetoprotein (AFP) cách mỗi 6 tháng và siêu âm gan mỗi năm một lần (Tại Đài Loan, bệnh nhân nên được siêu âm mỗi năm hai lần). Chỉ một trong hai cách thử nghiệm riêng có thể khiến chẩn đoán sai lầm. Mức alpha-fetoprotein chỉ lên cao trong 60-70% trường hợp ung thư gan, vì thế chỉ thử máu riêng thôi sẽ bỏ sót 30-40% trường hợp ung thư gan. Siêu âm có thể bỏ sót 20% của những trường hợp ung thư gan chưa tới 2 cm, nhất là khi việc phân tích hình siêu âm khó khăn vì gan bị xơ hại. Sau khi phát bệnh xơ gan, bệnh nhân nên được truy tìm thường xuyên.

Ước Định Tình Trạng Ung Thư Gan

Siêu âm cho gan hoặc xem xét bằng CT thường có thể được áp dụng để chẩn đoán HCC, nhưng hai cách này thường không có đủ độ nhạy bén để có thể nhận ra những vết thương tổn nhỏ có nhiều tiêu điểm hoặc để áp dụng trong kế hoạch điều trị. Chủ yếu là sự ước định kỹ lưỡng ở vùng bụng qua cách xem xét bằng máy CT xoắn ốc với hai phương diện. Máy CT xoắn ốc nhanh lẹn này có năng lực để dò xét gan dưới phương diện động mạch không lâu sau khi bệnh nhân được nhận thức phẩm trong tĩnh mạch để làm chất tương phản. Các cục bướu thường hay thâu nhận chất tương phản và vì thế ngay cả các cục bướu chứa đựng nhiều mạch máu vẫn có thể nhận thấy được. Những cục bướu loại này thường bị bỏ sót nếu dung kỷ thuật CT thông thường và máy dò xét chậm chạp. Một vết thương tổn chứa đựng nhiều mạch máu được thấy rõ ràng dưới phương diện động mạch mà lại phai đi dưới phương diện tĩnh mạch trong lúc dò xét là đặc tính của HCC. Người Á Châu nào mang bệnh viêm gan B và có loại bướu này trong gan, hoặc bệnh nhân nào bị xơ gan liên quan với mức AFP tăng lên (hoặc một mức quá 500), là tương đương với sự chẩn đoán bệnh HCC và không cần dùng cách sinh thiết để kiểm lại và xác định. Cách sinh thiết dùng kim nhỏ dưới da có thể được áp dụng trong trường hợp sự chẩn đoán giữa bướu ung thư gan hạng nhất hoặc ung thư gan di căn không được chắc chắn, dưới điều kiện là thí nghiệm này có thể được thực hiện một cách an toàn. Sự chảy máu sau khi thử nghiệm sinh thiết có thể đe dọa đến sinh mạng nếu bệnh nhân bị xơ gan và có số lượng tiểu cầu thấp, thời gian đông máu kéo dài, và mạch máu mở rộng vì tăng áp suất (tăng huyết áp mạch cửa). Đại khái, vết thương tổn gan loại di căn rất hiếm có trong những bệnh nhân bị xơ gan.

Điều Trị HCC

Điều trị cho ung thư gan được gặp nhiều thách thức so với những loại ung thư khác vì ngoài căn bệnh, gan của nhiều bệnh nhân đã bị thiệt hại do bệnh viêm gan kinh niên gây đến xơ gan hoặc suy nhược gan. Ðiều trị cho bệnh ung thư gan mà lại không chú ý đến tình trạng bấp bềnh của bộ gan có thể khiến bệnh nhân chết sớm hơn. Nhiều bệnh nhân có bộ gan yếu đến nỗi họ có nhiều nguy cơ chết vì hư gan hơn là chết vì có ung thư. Cho mỗi bệnh nhân, những lợi ích của các cách trị liệu phải được so sánh và cân bằng với nguy cơ hư gan và cách tình trạng ấy có thể ảnh hưởng đời sống của họ. Tại trường đại học Stanford, một phương hướng mới đã được chọn để cho những bệnh nhân nào có bướu trong gan có thể được khám xét bởi một nhóm chuyên gia tại Trung Tâm Kỷ Luật Gan/Ban Bướu để bàn cách điều trị bướu và những căn bệnh gan hoặc viêm gan. Những cách trí liệu mới cũng được khám xét. Tất cả các bệnh nhân được điều trị sẽ được theo giỏi lâu dài và được ghi tên vào hệ thống đăng ký điện tử của trường Stanford.

Ðiều Trị bằng cách Giải Phẫu

Lúc cục bướu vẫn còn nhỏ hoặc cho rằng có thể cắt bỏ được, và tình trạng của gan của bệnh nhân có đủ năng lực để trải qua cuộc giải phẩu, thì cách giải phẩu cắt bỏ là cách hữu ích nhất để cho bệnh nhân sống lâu dài. Sự cải tiến trong ngành giải phẩu và cách điều khiển thuốc mê đã tăng tỷ lệ sống sót và hạ nguy cơ thiệt mạng trong thời gian giải phẩu xuống còn ít hơn 2-5% dưới sự điềi trị của y sĩ kinh nghiệm, và đa số bệnh nhân có thể dời bệnh viên sau 5 ngày. Tuy rằng cục bướu đã được cắt bỏ hoàn toàn, bệnh nhân vẫn có nguy cơ rằng căn bệnh sẽ tái phát, và họ cần phải luôn luôn được kiểm tra kỹ lưỡng, nhất là trong năm đầu tiên, lúc nguy cơ tái phát bệnh được cao nhất.

Ðiều Trị ngoài cách Giải Phẫu

Cho những bệnh nhân nào không có đủ điều kiện để được cắt bỏ bướu vì lý do sức khỏe hoặc cơ thể, một số cách điều trị khác, tuy ít hiệu lực, đang được có sẵn hoặc đang được nghiên cứu để tìm cách kiềm chế căn bệnh lâu dài và với mục đích gìn giữ lối sống bình thường của bệnh nhân. Sự điều trị cho những bệnh nhân này phải tùy theo tình trạng của bệnh nhân, tình trạng của gan, và mức phát triển của căn bệnh. Hoá liệu pháp thông thường đại khái có hiệu lực thấp, khiến rất nhiều tác dụng thứ yếu có thể giảm bớt phẩm chất của đời sống bệnh nhân, và thường không có thể kéo dài đời sống cho bệnh nhân. HCC là bướu chứa đựng nhiều mạch máu thường được tiếp tế bởi những nhánh của đường đông mạch trong gan. Tài năng của chuyên gia can thiệp bằng tia X để đi thông qua những đường mạch này và đưa ống thuốc chính xác đến những nhành này cung cấp cho chúng ta một cách để nhắm liệu pháp trực tiếp vào đống bướu. Cách điều trị dùng hoá chất để chấn động mạch hoặc đổi máu với nước biển trong tĩnh mạch (TACE hoặc TAC) của gan thường được dùng bởi chuyên gia can thiệp bằng tia X tại Á Châu và đã được áp dụng bởi Phòng Mạch Gan Toàn Diện tại Stanford trong bốn năm qua để chữa trị một số bệnh nhân có vết tổn thương không có thể cắt bỏ được. Tuy rằng cách chữa trị này chỉ dùng để điều trị dưới những điều kiện rất khó khăn và kỷ lưỡng để giảm nguy cơ tai hại những phần trong gan không có vết tổn thương, cách điều trị này không có hợp với những bệnh nhân có dấu hiệu suy gan (chất đản bạch trong huyết thanh dưới 3 gm/dL, chất sắc tố mật quá 1.5 gm/dL, và có nước trong bụng gọi là cổ trướng) và những bệnh nhân có tĩnh mạch cửa bị chận lại. Cho những bệnh nhân có phản ứng tốt, bệnh nhân sẽ được điều trị mỗi 4 tháng nếu cần thiết cho đến lúc mức AFP trở lại bình thường hoặc đến lúc hết tìm thấy vết tổn thương. Cách điều trị này chỉ cần bệnh nhân ở nhà thương qua đêm để theo dỏi và thường có thể chịu đựng được nếu dùng cách nêu trên. Những cách điều trị lâu dài với TACE hoặc TAC có liên quan với sự kéo dài đời sống của bệnh nhân, và trong trường hợp đống bướu được kiểm soát kỷ lưởng hoặc teo rút nhỏ lại, bệnh nhân có thể được giải phẩu cắt bỏ hoặc ghép gan.

Ghép Gan

Ghép gan là một cách điều trị HCC nếu không có thể áp dụng giải phẩu hoặc những cách y khoa khác để cắt bỏ bướu, dưới điều kiện là đống bướu còn nhỏ (dưới 5 cm hoặc có ít hơn 4 vết thương tổn), nằm hoàn toàn trong gan, và không có xâm lấn vào mạch máu. Một bản báo cáo về một cuộc nghiên cứu bởi Trung Tâm Gan Á Châu tại Trường Đại Học Stanford cho thấy rằng những bệnh nhân nào có phản ứng tốt với TACE hoặc TAC cũng có tỷ lệ sống sót cao sau khi ghép gan. Các đống bướu lớn có nguy cơ cao để tái phát và bệnh nhân có thể chết sau khi ghép gan. Sau khi ghép gan, bệnh nhân phải được tiếp nhận huyết cầu miễn dịch viêm gan B (HBIG) hoặc lamivudine, hoặc cả hai, để ngăn ngừa sự lây nhiễm HBV trong gan mới. Điều trị ung thư gan vẫn là một vấn đề rất là khó khăn và cần sự thấu hiểu trong rất nhiều ngành, gồm bệnh ung thư gan, cách chẩn đoán bằng tia X, giải phẩu, ghép bộ phận, và những căn bệnh liên can với gan. Sự chẩn đoán những đống bướu nhỏ lúc còn sớm là cách hữu ích duy nhất để tăng thêm kết quả điều trị ung thư gan, và trường hợp này chỉ có thể xảy ra qua sự truy tìm trong những dân số có nguy cơ cao.

Trích phỏng vấn bệnh nhân Bau Pham (Video) - quý vị nhấn vào đây.

(Theo Trung Tâm Gan Á Châu - Đại học Stanford)

oOo

Nếu dùng Paracetamol (acetaminophen) , thuốc giảm đau thông thường với rượu sẽ gây nguy hại cho gan nhưng một nghiên cứu mới đây ở Mỹ cho thấy, dùng Paracetamol với cafeine (chất có nhiều trong cà phê) cũng có thể làm tổn thương gan.

Từ lâu, người ta đã biết hậu quả nguy hiểm và có khả năng gây chết người của việc kết hợp giữa rượu với acetaminophen - hay paracetamon, một trong những loại thuốc giảm đau phổ biến. Thế nhưng, theo một nghiên cứu mới của đại học Washington, Seattle, thì việc kết hợp một lượng lớn cafeine với acetaminophen cũng có thể gây nguy hại.

Không chỉ uống cafeine khi đang sử dụng thuốc mới nguy hiểm mà ngay cả một số cách điều trị kết hợp giữa cafeine với acetaminophen như rối loạn kinh nguyệt, viêm khớp và nhiều chứng bệnh khác cũng có thể làm suy giảm chức năng của thận, huyết áp cao và gây ra đột quị.

Tiến sĩ Sid Nelson, đại học Washington, và nhóm nghiên cứu cho hay acetaminophen và caffeine tác động lên một enzyme quan trọng trong cơ thể con người có liên quan đến quá trình giải độc ở gan.

Công thức hóa học và cấu trúc phân tử của Paracetamol. (Ảnh: 3dchem)

Nghiên cứu cho thấy caffeine làm tăng gấp 3 lần chất N-acetypl-p- benzoquinone (NAPQI), một phó phẩm độc sản sinh bởi enzyme trong quá trình làm giảm lượng acetaminophen.

NAPQI cũng làm gan bị tổn thương và khiến cho quá trình tương tác giữa cồn và acetaminophen gây hại cho cơ thể. Thử nghiệm trên chuột đã được tiêm acetaminophen cũng cho thấy một lượng caffeine cao có thể làm tổn hại gan.

Nói về nghiên cứu mới này của mình, tiến sĩ Nelson cho hay mục đích của cuộc nghiên cứu là để cảnh báo cho mọi người về mối nguy tiềm tàng giữa việc kết hợp paracetamol và caffeine. Mặc dù vậy, bạn không nhất thiết là phải ngừng sử dụng acetaminophen hay caffeine, mà điều quan trọng là bạn phải thận trọng điều chỉnh liều lượng của chúng khi kết hợp. Đặc biết, nếu bạn uống rượu thì bạn còn phải thận trọng hơn nữa.

Uống Tylenol quá liều coi chừng hại gan

CHICAGO (AP) - Những người lớn khỏe mạnh dùng những liều lượng thuốc Tylenol tối đa trong hai tuần lễ đã có những kết quả bất bình thường về thử nghiệm gan trong một cuộc nghiên cứu mới, dẫn tới những lo ngại rằng ngay cả những liều lượng do bác sĩ kê đơn của loại thuốc chống đau nhức thông dụng này cũng có thể làm hại cho gan.

Trong cuộc nghiên cứu, 106 người tham gia đã uống 4 grams Tylenol - tương đương với 8 viên Tylenol thuộc loại “extra-strength” (loại mạnh ngoại hạng mỗi viên 500mg) - mỗi ngày trong hai tuần lễ. Một số người chỉ uống Tylenol, một số khác uống cùng với một loại thuốc chống đau nhức có chứa chất thuốc phiện. Trong khi đó, có 39 người được cho uống những viên thuốc giả không có dược chất gì cả.

Không có hậu quả gì xảy ra cho những người uống thuốc giả. Nhưng gần 40 phần trăm những người thuộc hai nhóm kia đã có những kết quả thử nghiệm bất bình thường cho thấy những dấu hiệu về sự thương tổn của gan, theo cuộc nghiên cứu.

“Tôi thấy cần cảnh giác công chúng đừng dùng liều lượng Tylenol cao hơn 4 grams mỗi ngày. Ðây là một thứ thuốc có tầm mức an toàn khá nhỏ hẹp,” lời Bác Sĩ Neil Kaplowitz thuộc trường đại học University of Southern California.

Ông nói thêm rằng những người uống nhiều rượu đừng dùng quá 2 grams Tylenol mỗi ngày.

Một đồng tác giả của cuộc khảo cứu, Bác Sĩ Paul Watkins, thuộc trường đại học University of North Carolina, nói rằng ông ít lo ngại hơn BS Kaplowitz và ghi nhận rằng dược chất acetaminophen, thành phần chính của thuốc Tylenol, đã được sử dụng trong 50 năm qua và có thành tích tốt về an toàn.

Hãng sản xuất của Tylenol, McNeil Consumer & Specialty Pharmaceuticals, nói rằng cuộc nghiên cứu của chính họ tìm thấy những tỉ lệ thấp hơn về hậu quả bất bình thường cho gan. Những cuộc khảo sát của công ty này đã theo dõi những người dùng liều lượng Tylenol cao trong những thời kỳ lâu dài hơn cuộc nghiên cứu mới nói trên.

Những người tham gia cuộc nghiên cứu đó đã được mướn do hãng bào chế Purdue Pharma LP, nhà sản xuất của thuốc chống đau nhức cần có toa bác sĩ tên là OxyContin, để tìm hiểu tại sao có những kết quả thử nghiệm bất bình thường cho gan nơi những người được thí nghiệm để dùng một thứ thuốc tổng hợp gồm dược chất acetaminophen và dược chất hydrocodone có chứa thuốc phiện.

Acetaminophen là dược chất thông dụng hơn aspirin và ibuprofen. Mỗi tuần lễ có 1 trong 5 người thành niên ở Hoa Kỳ dùng thuốc này để trị đau nhức hoặc sốt, theo một cuộc khảo sát trong năm 2002.

Acetaminophen được dùng trong nhiều thứ thuốc có thể mua tự do hoặc cần có toa bác sĩ; điều này khiến cho người ta dễ sử dụng quá liều lượng, khi họ vô tình dùng vài thứ thuốc có chứa dược chất đó cùng một lúc. Sự sử dụng quá liều lượng acetaminophen là nguyên nhân chính yếu dẫn tới chứng đau gan cấp tính.

Bác Sĩ Watkins nói rằng những người đang tính thay đổi thuốc chống đau nhức cần nên biết rằng những dược chất khác cũng gây ra những phản ứng phụ, như xuất huyết hoặc kích thích trong bao tử.

Acetaminophen - một dược phẩm được sử dụng khá phổ biến tại nhiều quốc gia trên thế giới nhằm làm giảm đau và điều trị các chứng mạn tính vừa được Tổ chức Thuốc và thực phẩm mỹ - FDA cảnh báo là có ảnh hưởng xấu đến gan nếu sử dụng quá nhiều.

Ảnh minh họa

Kết quả này được đưa ra sau khi một cuộc nghiên cứu cho thấy hàng trăm người tại Mỹ đã bị suy giảm chức năng gan sau nhiều năm sử dụng acetaminophen và loại dược phẩm có tên gọi tylenol. Khoảng 100 người bị chết mỗi năm tại nước này do sử dụng quá liều thuốc tylenol có chứa acetaminophen. Mặc dù loại thuốc này dùng theo chỉ định của bác sĩ, song, có không ít bệnh nhân chủ quan đã lạm dụng thuốc và tự ý sử dụng bất cứ khi nào bị đau, hay bị sốt. Chính điều này đã làm gia tăng những hệ quả xấu đối với gan.

Lượng acetaminophen tối đa mà một người được phép sử dụng để điều trị giảm đau theo chỉ dẫn của bác sĩ không được vượt quá 3,250 - 4g một ngày.

Một kết quả điều tra xã hội cũng cho thấy: những người trẻ tuổi sử dụng acetaminophen để làm thuốc giảm đau và chống lại chứng đau đầu có tỷ lệ mắc bệnh trầm cảm và tự tử cao hơn nhiều so với những người bình thường.

******************************************************************

Thuốc Acetaminophen và Tuyến Gan

Cuối tháng 6 năm 2009, Cơ Quan Thực Dược Phẩm Hoa Kỳ FDA đã họp với Hội Đồng Cố Vấn của cơ quan để thảo luận về sự liên hệ giữa acetaminophen với bệnh suy tuyến gan và yêu cầu thành viên đề nghị các biện pháp để thuốc này trở nên an toàn hơn cho người tiêu thụ.

Thống kê từ năm 1990 tới 1998 cho hay đã có 56.000 bệnh nhân cần vào phòng cấp cứu, 26.000 người phải nằm bệnh viện để điều trị và 458 tử vong vì ngộ độc acetaminophen.

Ban cố vấn đã đưa ra một số đề nghị như sau để FDA cứu xét và quyết định:

-Liều lượng acetaminophen cá nhân cho người lớn không quá 650 mg. Hiện nay liều lượng này là 1000 mg, chứa trong 2 viên thuốc chống đau bán không cần toa bác sĩ.

-Giảm liều lượng tối đa trong 24 giờ dưới mức hiện nay là 4000 mg.

-Loại bỏ các hỗn hợp dược phẩm bao gồm acetaminophen và các thuốc khác.

-FDA cần đòi hỏi các viện bào chế dược phẩm phải ghi lời báo động rủi ro trên nhãn hiệu các dược phẩm có acetaminophen.

-Quy định một nồng độ đồng đều acetaminophen trong các dung dịch thuốc trị nóng sốt, đau nhức cho trẻ em để tránh dùng nhầm liều lượng.

Acetaminophen hoặc Paracetamol là hoạt chất chính của một loại thuốc giảm đau, hạ nhiệt được dùng rộng rãi tại mọi quốc gia. Có lẽ bà con trong ngoài nước quen thuộc với tên riêng Tylenol hoặc Panadol nhiều hơn là tên chung acetaminophen. Chất này hiện diện trong nhiều dược phẩm bán tự do như Tylenol, Anacin, Exedrin, Panadol, trong một số thuốc trị bệnh cảm cúm cũng như các thuốc cần toa bác sĩ như Vicodin, Lortab, Maxidone

, Norco, Zydone, Tylenol with codeine, Percocet , Endocet, Darvocet .

Acetaminophen được tìm ra vào cuối thế kỷ 19 nhưng phải đợi tới năm 1956 mới được bào chế thành viên thuốc 500 mg bán trên thị trường. Trước đó, vỏ cây canh ki na (cinchola) được dùng để trị bệnh sốt rét ngã nước (quinine) và nóng sốt. Vỏ cây này ngày càng khan hiếm cho nên các khoa học gia phải nghĩ cách tổng hợp loại thuốc chống đau thay thế.

Tương tự như Aspirin, paracetamol có tác dụng giảm sản xuất chất prostaglandins từ nhiếp tuyến (prostate) và từ một số tế bào khác trong cơ thể. Chất này có nhiều vai trò sinh học như kiểm soát huyết áp, co cơ trơn, cảm giác đau, giãn động mạch và phế quản, loãng máu, chống huyết cục, giãn nở tử cung...

Acetaminophen được dùng để giảm các cơn đau từ nhẹ tới trung bình như nhức đầu, thiên đầu thống, đau nhức cơ, viêm khớp, đau khi có kinh nguyệt, nhức răng... Acetaminophen cũng hạ sốt cho nên được pha chung trong các thuốc cảm cúm, ho, dị ứng. Tuy nhiên, thuốc không có tác dụng chống viêm, sưng (inflammation and swelling) như aspirin.

Thuốc thích hợp cho mọi lứa tuổi vì ít tác dụng phụ và không gây kích thích dạ dày như aspirin hoặc các thuốc chống viêm đau không steroid như ibuprofen, indomethacin, naproxen…

Dùng đúng theo liều lượng và hướng dẫn của nhà bào chế, thuốc an toàn, nhưng vì thuốc quá phổ biến cho nên đôi khi có người uống quá nhiều mà không biết.. Ngoài ra, acetaminophen có chỉ số trị liệu giới hạn, một liều lượng thông thường rất gần với liều lượng quá cao, cho nên dễ gây ra ngộ độc, tồn thương và suy gan, suy thận. Bệnh nhân có thể thiệt mạng trong thời gian ngắn.

Các dấu hiệu của suy gan có thể là nôn ói trầm trọng, da và mắt vàng, đau bụng, nước tiểu có mầu vàng xậm, cơ thể mệt mỏi suy nhược.

Sau đây là mấy điều cần lưu ý để tránh ngộ độc khi cần dung Acetaminophen:

-Không dùng quá số lượng mà nhà bào chế chỉ định tức là không quá 4000 mg một ngày hoặc là không quá 8 viên extrastrenght Tylenol

-Đọc kỹ nhãn hiệu của tất cả các thuốc đang dùng để coi xem có acetaminophen không.

-Nếu uống rượu, đang bị viêm gan, bệnh thận nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng acetaminophen. Trong các trường hợp này, nên giới hạn acetaminophen ở mức độ từ 2000-3000 mg/ngày.

-Cẩn thận khi cho con trẻ uống các thuốc bán tự do có acetaminophen khi các cháu bị cảm cúm, ho, hắt hơi sổ mũi. Lý do là trong các thuốc này có thể có acetaminophen.

-Với người từ 16 tuổi trở lên, có thể uống cùng lúc acetaminophen với ibuprophen để chống đau, giảm nhiệt vì với họ, không có tương tác giữa hai thuốc này.

-Với các em bé, có thể dùng acetaminophen hoặc ibuprophen để giảm đau, giảm sốt nhưng không bao giờ dùng hai thứ cùng một lúc. Nếu sau 72 giờ mà đau sốt không thuyên giảm, nên đưa các cháu tới bác sĩ để được điều trị.

Chích ngừa Cúm

Mọi năm, bà con chỉ bận tậm tới việc chích ngừa cúm theo mùa thường xuất hiện vào cuối mùa Thu, đầu mùa Đông. Nhưng năm nay, cần chích ngừa tới hai loại cúm lận. Lý do là từ tháng Tư vừa qua, một đại dịch cúm heo lây lan sang người đã và đang hoành hành khắp nơi trên thế giới, gây ra bệnh cho cả vài trăm ngàn người, nhưng may mắn là số tử vong không cao lắm, trên 1000 người.

Với cúm hàng năm thì ngay sau khi đọc bài viết này, xin bà con tới bác sĩ gia đình hoặc tới các cơ sở y tế để được chích ngừa. Năm nay thuốc chủng đã có từ tháng 8, thay vì tháng 10 như mọi năm. Bây giờ đã là giữa tháng 9, bà con cô bác cần chủng ngừa ngay, để cơ thể có đủ thời gian sản xuất ra kháng thể chống lại siêu vi cúm theo mùa. Sau đó một số người lại chủng ngừa cúm mới A/H1N1 vào tháng 10.

Đa số chủng ngừa cúm theo mùa đều do những cơ sở y tế tư nhân thực hiện. Tại Hoa Kỳ, các tiệm thuốc tây thuộc hệ thống CVS, Wallgreen, Rite Aid đều có chương trình chích ngừa miễn phí cho người thất nghiệp, không tiền, không có bảo hiểm sức khỏe. Chi phí chích ngừa cúm từ 15- 30 mỹ kim và đa số do bảo hiểm đài thọ.

Bà con sau đây cần chích ngừa cúm quen thuộc, theo mùa mỗi năm:

- Người cao tuổi và các em bé từ sáu tháng trở lên;

- Những người vì nghề nghiệp dễ mắc hay truyền bệnh cúm như nhân viên các cơ sở y tế, nhà dưỡng lão;

- Những người mà bệnh cúm có thể gây nhiều tử vong, như đã có các bệnh kinh niên về tim, phổi, ho suyễn, tiểu đường, bệnh kinh niên về thận;

- Người mắc bệnh xơ gan vì nghiện rượu;

- Người suy yếu miễn dịch như ung thư máu, đang chữa ung thư bằng phóng xạ, hóa chất.

- Phụ nữ đã có thai từ ba tháng trở lên cần được chích ngừa cúm với loại siêu vi trùng đã làm giảm cường lực.

Riêng với cúm heo, mà hiện nay được gọi là cúm mới lạ A/H1N1 thì các viện bào chế đang tận lực cùng nhau sản xuất thuốc chủng ngừa. Theo dự trù, thuốc chủng ngừa cúm A/H1N1 sẽ sẵn sàng vào tháng 10.

Ban đầu các nhà bào chế nói là phải chích hai lần để có tính miễn dịch đủ mạnh bảo vệ đối với siêu vi mới A/H1N1. Siêu vi này là sự kết hợp các gen của siêu vi cúm theo mùa, cúm heo, cùm gà mà thành.

Mới đây, một viện bào chế bên Trung Hoa và một viện bào chế tại Hoa Kỳ cho hay là họ có thể sản xuất vaccin chỉ chích một lần là đủ.

Các cơ quan y tế thế giới, Hoa Kỳ và các quốc gia đang cân nhắc coi các đối tượng nào cần chích ngừa. Cho tới bây giờ, những người thuộc các nhóm sau đây được CDC ưu tiên:

-Phụ nữ đang có thai.

-Mọi người từ 6 tháng tới 24 tuổi

-Nhân viên y tế, phòng cấp cứu

-Người chăm sóc hoặc sống với trẻ em dưới 6 tháng tuổi.

-Người từ 25 tới 64 tuổi đang có các bệnh có rủi ro cao của biến chứng với bệnh cúm như hen suyễn, tiểu đường, bệnh tim phổi hoặc các nan bệnh kinh niên khác.

Theo Hội Đồng Tư Vấn Khoa Học và Kỹ Thuật trực thuộc văn phòng Tổng Thống Hoa Kỳ Barrack Obama thì vào mùa Thu năm nay có thể có tới 1.8 triệu người nhập viện điều trị vì mắc bệnh cúm mới lạ A/H1N1.

Nhắc lại là cúm mới lạ A/H1N1 lây lan từ người sang người qua các giọt nước nhò li ti tung ra không khí từ mũi, miệng bệnh nhân chứa virus hoặc từ bàn tay sờ mó vào vật dụng dính virus rồi đưa lên mũi, miệng. Do đó mới có lời khuyên là che miệng khi ho, hắt hơi, rửa tay thường xuyên.

Cũng vì lây lan qua miệng qua bàn tay, cho nên mới đây, bên Tây người ta đã nghĩ đến chuyện bỏ thói quen lịch sự, xã giao ôm hôn áp má, bắt tay khi gặp hoặc giã biệt mà chỉ nghiêng đầu cúi chào. Vì tuy ít nghiêm trọng chết người hơn cúm theo mùa, nhưng A/H1N1 lây lan rất nhanh, dễ dàng gây ra đại dịch với hàng triệu bệnh nhân trong tương lai.

Viên aspirin với heart attack

Ngày 11 tháng 8 năm 2009 vừa qua, đài truyền hình CNN có tường trình một sự việc liên quan tới viên thuốc chống đau aspirin và cơn đau tim heart attack của một hành khách đang ngồi trên máy bay của công ty hàng không Delta.

Vị hành khách này đột nhiên lên cơn suy tim. Một hành khách khác là bác sĩ vội vàng cứu chữa và cho bệnh nhân nhai nuốt một viên thuốc aspirin trong tủ thuốc cấp cứu. Máy bay khẩn cấp đáp xuống phi trường gần nhất. Nạn nhân được đưa vào bệnh viện và được thông tim, cứu sống. Bác sĩ chuyên khoa tại phòng cấp cứu tuyên bố là mặc dù ông ta không dám quả quyết nhưng rất nhiều khả năng viên aspirin đã góp phần cứu sống bệnh nhân. Theo ông, đã có nhiều nghiên cứu cho hay uống một viên aspirin ngay khi cơn đau tim xuất hiện có thể giúp duy trì mạng sống.

Aspirin giảm sản xuất prostaglandins trong cơ thể. Một trong những tác dụng của chất này là kích thích tiểu bào kết tụ với nhau, tạo ra huyết cục. Huyết cục tới tim, gây ra heart attack, tới não đưa tới đột quỵ stroke.

Với khả năng ngăn chặn sản xuất prostaglandins, aspirin giảm rủi ro cơn đau tim.

Theo thống kê, hiện nay có tới 50 triệu người dân Hoa Kỳ đang uống một viên aspirin mỗi ngày để phòng tránh cơn đau tim. Nhưng các nhà chuyên môn nhấn mạnh là viên thuốc này ví như con dao hai lưỡi: có thể làm tan cục máu gây ra heart attack, đồng thời cũng gây ra xuất huyết nguy hiểm tới tính mạng.

Đã có nhiều nghiên cứu về tác dụng của aspirin với cơn đau tim. Ủng hộ cũng có mà dè dặt cũng nhiều. Cho nên trước khi dùng thuốc này trong mục đích phòng tránh stroke và heart attack, bà con nên hỏi ý kiến bác sĩ gia đình và bác sĩ chuyên khoa tim mạch về liều lượng, cách dùng.

Hiệp Hội Tim Hoa Kỳ đề nghị dùng aspirin đối với bệnh nhân đã có nhồi máu cơ tim, cơn đau trước ngực không ổn định (unstable angina), đột quỵ thiếu máu cục bộ gây ra do huyết cục ( ischemic stroke), cơn thiếu máu cục bộ nhẹ (tranient ischemic attack), cũng như để tránh xảy ra các biến cố này ở người có rủi ro, nếu không có các chống chỉ định như xuất huyết, dị ứng với aspirin. Các rủi ro đó là hút thuốc lá, cao huyết áp, cao cholesterol, tiểu đường, thân nhân bị bệnh tim.

Nói chung là:

-Khi thấy triệu chứng báo động heart attack, kêu 9-1-1 ngay tức thì. Nhân viên cấp cứu sẽ hướng dẫn cho ta cần làm gì, kể cả có uống aspirin hay không.Triệu chứng báo động là đau quặn như ép trước ngực, lên vai, lên cố, hụt hơi thở, đổ mồ hôi hột, quay cuồng chóng mặt.

-Không tự quyết định dùng aspirin với mục đích phòng tránh heart attack.

-Không uống aspirin khi bụng đói để tránh kích thích, xuất huyết dạ dày.

-Không uống rượu khi dùng aspirin, vì xuất huyết dạ dày sẽ trầm trọng hơn.

Vài hàng rông rài, hy vọng đóng góp chút kiến thức căn bản để bà con cô bác bảo vệ sức khỏe, an hưởng lộc trời.

Bác sĩ Nguyễn Ý Đức, M.D.

Texas-Hoa Kỳ.

Sưu tầm Lê thị Kiểm