Công Bằng - Lại Thị Mơ

Công Bằng.

Công bằng mà nói hai chữ công bằng, luôn luôn chỉ có thể hiểu trong tất cả mọi lãnh vực ở thể tương đối.Vĩnh viễn không bao giờ ở trạng thái tuyệt đối.

Về luật pháp, giết người thì phải đền mạng.Vấn đề là: kẻ bị giết đâu có muốn chết. Giết kẻ sát nhân, nhưng thân nhân của người đã chết còn bao nhiêu hệ lụy.Hình phạt bất quá, chỉ để xoa dịu nỗi đau mất mát người thân ,của người đã chết, và để duy trì an ninh trật tự của xã hội, đồng thời ngăn ngừa tội ác trong tương lai.

Công bằng chỉ đạt được mức độ tương đối công bằng, hoàn toàn dựa trên căn bản đạo đức của con người. Vì vậy khi thoát nạn Cộng Sản, sống ở Mỹ, Pháp, Anh, Úc…… chúng ta được đối xử công bằng hơn. Phẩm giá con người được tôn trọng, giá trị chất xám được dùng đúng chỗ, bởi vì những nơi này còn có đạo đức.

Đã 40 năm trôi qua, biết bao điều sai trái, bao tai ương khốn khổ cho nguời nghèo ở VN.Tiếng than thở của người dân trong nước, nỗi xót xa của đồng bào tha hương. Đủ, loại hình thức,từ biểu tình tới đấu tranh dùng tiếng nhạc, lời thơ chẳng có tác dụng, chỉ vì nơi chúng ta nói đến: không có đạo đức hiện diện.

Đạo đức được ví như quả tim của con người. Khi xét đoán bất cứ điều gì, hãy mang chữ đạo đức ra làm chuẩn.

Hãy xem thời phong kiến, người ta đã nhồi vào đầu óc của người dân tư tưởng cha truyền con nối.Tư tưởng này, chắc chắn phải từ kẻ thống trị, để có lợi cho họ mà thôi. Đạo đức ở chỗ nào? Khi ở Bắc Hàn một ông tổng thống mặt mày non choẹt, học thì dốt mà nắm mọi quyền hành ,mặc sức tàn sát, chỉ vì ông ta là con của ông tổng thống trước.Thật là cực kỳ vô lý, phải nói là cực kỳ vô đạo đức.

Con vua thì lại làm vua, con sãi ở chùa lại quét lá đa.

Người ta cho rằng đó là định mệnh.

Tư tưởng phong kiến còn thiếu công bằng coi rẻ phụ nữ. Nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô. Làm cho bao nhiêu bà mẹ bị chồng bỏ, gia đình chồng nhiếc móc vì sinh toàn con gái, mà họ gọi là bầy vịt trời. Chỉ vì vịt trời sẽ bay đi hết, con gái con của người ta, con dâu chính thực mẹ cha mang về.Họ đã không công bằng, khi khoa học đã chứng minh trai hay gái là từ nhiễm sắc thể của tinh trùng, nhưng người đàn bà không có con trai vẫn không yên lòng, khi chồng mình là con trai duy nhất.Nối dõi tông đường là vấn đề quan trọng của người Tầu.Bởi vậy khi Mao xếnh Sáng ra lệnh mỗi cặp vợ chồng chỉ được một con.Khicó bầu, nếu siêu âm thấy con gái, nhiều người xin bỏ.Thật là dã man, sau mấy chục năm có tới vài chục triệu đàn ông trong tuổi lập gia đình, họ phải tìm vợ ở

những nước bên cạnh.Trong các truyện nói về việc khắt khe trong việc hạn chế sinh sản của Tầu.Có một truyện làm tê tái lòng ngưòi.Truyện kể rằng, hai vợ chồng ông Thủ Trưởng của một Hợp tác Xã miền quê đã có một đứa con gái. Sau đó người vợ có thai lần thứ nhì, bà mừng lắm, chỉ dám cho bố chồng biết.Ông cụ cũng mừng, bảo rằng hy vọng lần này sẽ có cháu trai, cụ dặn con dâu ráng giữ gìn sức khoẻ để cháu ra đời khoẻ mạnh. Bà vợ náo nức đợi ông chồng về để báo tin vui.Tội nghiệp, cả ngày bà chỉ quanh quẩn ở nhà lo việc bếp núc, bà đâu có biết đã phạm vào nội qui của Hợp tác Xã: sẽ bị sa thải nếu có đứa con thứ nhì.

Khi người chồng về tới cửa, chị vội vã báo tin, và nói hy vọng lần này sẽ là con trai.

Trái với nét rạng rỡ của bà vợ, khuôn mặt người chồng có vẻ thảng thốt.Ông đăm chiêu nhìn cha già đang chăm chú nhìn ông như đợi câu trả lời. Thay vì cất xe như thường lệ, sau đó tắm rửa rồi ăn cơm tối. Ông lại quay xe ra bảo vợ, bà ngồi lên đi, tôi đưa ra trạm Hộ Sinh để khám thai, xem có đúng như vậy không?

Tới nơi, ông vào trong nói gì một lát, rồi mới trở ra bảo vợ vào. Ông ngồi bên ngoài, cúi đầu, mắt nhìn đăm đăm vào khoảng tối nhá nhem trước mặt.Khoảng tối như cuộc đời đen tối của gia đình ông.Thình lình có một người đầu tóc rũ rượi chạy nhào ra, quỳ sụp xuống lạy ông, bà cầu khẩn ông đừng bắt bà bỏ cái thai trong bụng.

Ông cay đắng trả lời, không thể được, ông sẽ bị mất việc, cả nhà sẽ đói mất thôi.ông đã phải nuốt nước mắt vào trong, để cùng cô đỡ, lôi bà vào.Tiếng gào thét của sản phụ như tiếng kêu của con heo bị chọc tiết: một cái thai con trai được lôi ra nhầy nhụa máu, và một bà mẹ ngất lịm trên giường: thêm một tội ác ghi vào chương hạn chế sinh sản.

Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử.

Người đàn bà của thời phong kiến không có quyền gì hết. Chỉ có quyền đẻ, nên trong tác phẩm Nửa Chừng Xuân của Nhất Linh.Bà mẹ chồng đã bảo với con dâu: “ Con của cô, nhưng là cháu của tôi.”

Một mẹ nuôi được mười con, nhưng mười con không nuôi nổi một mẹ .nước mắt chảy xuôi là hai câu nói về lẽ công bằng của những đứa con đối với cha mẹ,sự bất hiếu đồng nghĩa với vô đạo đức.Cha mẹ già dĩ nhiên chẳng còn khả năng như khi còn trẻ, mọi thứ đã dành hết cho con.Trẻ cậy cha, già cậy con.Người ta cứ tin mai kia sẽ nhờ được con.Nhưng không được như mong đợi , họ đành an ủi nuớc mắt chảy xuôi. Họ đã lỗ vốn đầu tư.

Tôi có người bạn khi về già đã than rằng: đừng trách phiền con mình không thương mình, vì thật ra : mình cũng không thương cha mẹ mình, bằng mình thương con mình.Kể ra cũng không sai lắm, vì con người ta vốn ích kỷ.

Đồng bạc đâm toạc tờ giấy, cho thấy Luật Sư giỏi có thể biến kẻ sát nhân thành vô tội.Công bằng của cán cân công lý cần xét lại.

Thành kiến lại là một bằng cớ hiển nhiên của lẽ thiếu công bằng.

Mẹ chồng nàng dâu, giặc sông Ngô không bằng bà cô bên chồng, dì ghẻ con chồng….

Hãy công bằng với nhau, đối xử tử tế với nhau, thì sẽ được đáp lại.Hãy đặt mình vào vị trí của người mình chỉ trích.Mấy đời bánh đúc có xương, mấy đời dì ghẻ có thương con chồng.

Của người thì bồ tát, của mình thì lạt buộc.À, của cải của người khác thì xài cho thỏa thích, phung phí vì không mất tiền, còn khi xài đồ của mình thì bo bo giữ kỹ, sợ tốn thêm tiền. Công bằng chỗ nào?

Miệng người sang có gang có thép.

Lời than thở của những kẻ nghèo hèn cô thế, than thân trách phận.Bất công chẳng bao giờ hết, nếu nén bạc vẫn có thể đâm toạc tờ giấy dễ dàng.

“ Cây công bằng “ chỉ có thể xanh tươi, đơm hoa kết trái. Nếu có “ Ánh sáng đạo đức “ soi rọi. Ngày đó thế giới mới có hòa bình, mọi người được sống trong no ấm hạnh phúc.

Hy vọng điều này sẽ đến trước khi tận thế.