Một Ngày Không Quên
Thầy
và các bạn thân,
Hello
Xuân Lộc,
Trước hết xin cám ơn Xuân Lộc đã gợi ý cho LH hồi tưởng lại một đoạn đời của tuổi
trẻ khi còn được nương thân trong mái trường KHSG, và hình bóng của một
người thầy tuy không gần gũi nhưng đã cho LH một niềm tin mạnh mẽ về lòng nhân
ái.
XL
không học thầy Hoàng một giờ nào mà đã nghĩ về thầy như thế ư? Còn tôi,
những bước chân đầu tiên vào ngưỡng cửa Đại học Khoa Học khi chọn phân khoa
Sinh Lý - Sinh Hóa Thủ Đức thì tôi đã biết thầy Hoàng khoa trưởng từ lúc đó.
Sau
khi nghỉ Tết Ất Mão 1975, chúng tôi trở về trường tiếp tục học và lo chuẩn bị
thi tiếp phần hai của chứng chỉ dự bị Sinh Hóa. Tình hình chiến sự lúc đó càng
lúc càng trở nên xôi động, rối beng lên. Tôi xin miễn nhắc lại những điều mà
chúng ta ai cũng đều biết; nhưng xin kể lại một câu chuyện của những ngày đen
tối cuối cùng trước khi ngày 30 tháng 4 năm 1975 trở thành ngày lịch sử của cả
dân tộc Việt Nam.
Ngày
Thứ Hai 21 tháng 4 năm 1975. Ba tôi cắm trại ở Tổng Tham Mưu đã mấy hôm
không về nhà. Không có ai chở tôi ra chỗ đón xe trường, tôi hỏi mẹ "Nhà không có việc gì làm, con đi học được không?" Mẹ tôi cho tôi
tiền đón xe xích lô ra góc đường Hồng Thập Tự và Lê Văn Duyệt bên hông Vườn Tao Đàn nơi tôi đứng mỗi ngày chờ xe đò lên Thủ Đức học. Hôm ấy tôi
vẫn gặp lại vài người bạn cùng đón xe chung. Một cảm giác lạ lùng, bỡ ngỡ
khi gặp lại những khuôn mặt đó, có lẽ vì bị ảnh hưởng những tin tức loạn lạc
trên báo chí hoặc truyền thanh, truyền hình. Chờ một lát lâu hơn thường
lệ, chúng tôi toan định ra về thì xe đò trờ đến. Ngày hôm đó, trên xe
không còn đông đúc như trước kia các bạn ngồi không còn ghế trống. Một
bầu không khí yên lặng bao trùm cho đến khi xe đậu lại trên sân trường Thủ Đức.
Chỉ
có ba chuyến xe đến trường, lác đác các bạn chụm nhau từng tốp nhỏ bàn bạc với
vẻ mặt nghiêm trang. Dĩ nhiên họ cũng như tôi, còn tâm trí đâu mà nghĩ đến bài
vở khi thấy cảnh hoang lạnh của ngôi trường! Không có một vị giáo sư nào
xuất hiện. Trên nóc nhà trường, tôi phát hiện vài ba người lính mặc quân
phục VNCH cầm súng đứng yên nhìn xuống chúng tôi lặng lẽ. Các bác tài xế
ngồi trên lề đường hút thuốc, họ không rời trường ngay sau khi đổ chúng tôi
xuống như mọi ngày lúc trước. (Sau này tôi mới biết , họ ngồi lại để chờ lĩnh
tiền lương tháng). Tất cả đều khác lạ! Đều thay đổi!
Chờ
mãi đến trưa, tâm trạng hoang mang, lạc lõng của chúng tôi mới được bừng sáng
khi nhìn thấy chiếc xe hơi quen thuộc của thầy Đinh Văn Hoàng vừa đỗ lại trên
sân trường.
Buổi học hôm ấy trong giảng đường, lác đác không tới một phần ba số lượng ghế
ngồi, chúng tôi ngồi yên nghe thầy Hoàng giảng bài. Một bài học không
liên quan gì đến môn Sinh Hóa. Bài học về hiện tình đất nước, bài học về sự sụp
đổ của một chế độ , bài học về lòng tự trọng của những người thua cuộc, bài học
về những quyết định thái độ trong tương lai nếu "bị" chọn lựa ở lại
với một chế độ mới. Và lời nhắn nhủ sau cùng: "Tôi bỏ đi rất dễ,
tôi đi Pháp và sống yên lành tiếp tục nhưng tôi chọn ở lại vì tôi còn nợ đám
học trò nhỏ bé này khi chúng đã quyết định đặt tương lai của chúng vào tay tôi
khi lựa chọn chứng chỉ Sinh Hóa".
Thầy
trò chia tay trong màn nước mắt!
Chúng
tôi lên xe đò trở về Sài Gòn. Ngồi trên xe tôi cố gắng quay đầu nhìn lại lần
cuối cùng ngôi trường đã cho tôi biết bao niềm vui và hy vọng. Những
người lính trên nóc nhà vẫn đứng yên như tượng... Con đường xa lộ hỗn loạn đủ
lọai xe cộ, từng tốp đông người bụi bặm bồng bế nhau chạy về phía Hàng Xanh,
có những xác người nằm gục bên vệ đường. Xe đò chạy rề rề trong cảnh kẹt cứng
mãi đến khoảng 3 - 4 giờ chiều mới đưa tôi trở về trường Khoa Học Sài Gòn.
Bảy giờ rưỡi tối ngày 21-4-1975, tôi bàng hoàng ngồi lặng người nhìn trên màn
hình số 9, lắng nghe Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu đọc diễn văn từ chức.
Thầy
tôi, giáo sư Đinh Văn Hoàng đã giữ đúng lời hứa mặc dầu số học trò nghe được
những lời này rất ít.
Một
sở thích của thầy là coi cải lương, thầy đi coi Thanh Nga đóng tuồng Tiếng Trống Mê Linh; Thái Hậu Dương Vân Nga không biết bao nhiêu lần. Khi chúng tôi
đang đi lao động diệt rầy lúa ở Nhà Bè; đường đi vào chỗ chúng tôi phải qua
mương qua rạch, nhiều con vật dễ sợ ở hai bên đường đất đỏ, xình lầy đọng nước
ruộng, nơi có những bụi dừa nước(?) tôi thường đứng lại quan sát bầy cua đồng
đốm xanh đỏ trên mai, đám cá kèo có chân nhảy lóc tóc như cóc và vài con rắn
cuộn nhau nằm im trong nước. Bỗng nghe tin thầy Hoàng vào thăm chúng tôi
và để báo tin cô Thanh Nga vừa bị ám sát đêm qua trong làn nước mắt...
Lan
Hoa
|