Sự tích cái bình vôi.pps
Theo tín ngưỡng dân gian lâu đời của người Việt cổ , cái Bình
Vôi là hiện thân cuả ông thần giữ cửa và
khi người ta không dùng nửa thường treo
trên những gốc đa hay đặt cạnh những ngôi đền thờ , cũng có nhà đặt lên
bàn thờ một cách tôn kính nên có người còn gọi là, Ông Bình Vôi .
Theo truyền thuyết , xưa có một tên trộm chuyên nghiệp tài tình,
khi về già ăn năn hối cải, bỏ nghề, xin vào chùa tá túc nghe kinh. Sư cụ trụ
trì giao việc giữ lửa, gà gáy sáng có phận sự nấu nước pha trà cúng Phật. Tên
trộm chăm lo giữ lửa và làm tất cả mọi việc nặng trong chùa, thành tâm tu tập,
được sư cụ tin cậy.
Trong chùa có chú tiểu nhỏ không ưa tên trộm
và sinh lòng ghét bỏ, ghen tỵ về lòng tin cậy của sư cụ. Một đêm, chú lén dập
tắt lửa. Sáng dậy thấy không còn lửa đã vùi ủ kín đêm qua, tên trộm rầu rĩ
chẳng biết cách xoay sở. Chú tiểu bèn bày mưu hại, bảo tên trộm leo lên cây đa
thiêng bên chùa cầu Phật gia hộ. Chú bảo :
- Leo lên ! Leo tuốt cao tận ngọn, buông tay
buông chân như buông thả bản thân, buông thả ngũ uẩn. Phật sẽ gia hộ đưa đến
nơi có lửa.
Tên trộm cả tin theo lời. Khi buông mình,
thay vì rơi xuống đất chết, lại được một đám mây vàng nhẹ nhàng cứu độ đưa về
cõi Niết bàn không sinh không diệt. Chú tiểu ngỡ ngàng, nhưng lòng tham sân si
bùng mạnh, chú đi dập tắt lửa rồi leo lên tận ngọn đa, buông mình. Chú rơi
nhanh. Một cành đa nhọn đâm xuyên thủng bụng. Chú chết, không được vãn sinh
tịnh độ, mà biến thành một cái bình tròn bụng chứa đầy vôi nồng – tượng trưng
lòng đố kỵ – cành đa nhọn là chiếc dao
nhỏ dùng quệt vôi têm trầu và màu đỏ
của trầu quệt trên miệng bình vôi là máu loang ở vết thương thấu tim gan
Bình vôi đơn giản chỉ là một bình nhỏ đựng
vôi bột trắng nguyên chất có hoà nước sền sệt, có khi được tí phẩm hồng làm đẹp. Vôi phết lên lá trầu bằng cái
chìa vôi, têm gọn, nhai chung với một miếng cau, theo tập
tục ăn cau trầu tương truyền có từ đời Hùng Vương, tức là cả ngàn năm
trước Thiên Chúa.

Thường có hai loại Bình Vôi, đều được nặn
bằng đất nung. Một thứ giống như cái hũ nhỏ, cổ thắt lại, miệng loa ra và một
thứ tròn, có quai xách là nơi đôi khi có đeo một lưỡi dao để rọc dầu, có miệng
về một bên. Ở chỗ miệng đó, mỗi lần cho vôi vào, còn gọi là “ Cho Ông Bình ăn”,
các bà ăn Trầu lâu lâu lại đắp thêm vôi vào, cho nên cứ càng ngày trông càng
dẩu ra như bị ăn vả vậy.Để cho ông Bình ăn, người ta dùng cái chìa vôi nhét vào
miệng. Cái chìa vôi thường làm bằng tre, cũng có chìa vôi làm bằng sắt. Có
người bảo cái chìa vôi đó mỗi tối nhất thiết phải rút ra để một nơi vì như thế
trong lúc ngủ Ông Bình Vôi
mới có miệng mà báo mộng cho mình, nếu không làm như thế thì cái chìa vôi lấp
mất cái miệng thì không mách được.Bình Vôi xưa có màu lục hay màu vàng, nâu hay
được tráng men xanh trắng, cũng có lúc để mộc như gạch
Ngày nay ,những Bình Vôi Bát tràng được tráng men xanh
đỏ tím vàng, nhiều màu sắc.
Ngoài ra,
người ta còn thấy sự xuất hiện của những Ông Bình Vôi hình quả cau,
hình trứng, hình con vịt, tắc kè, kỳ đà…với nhiều chất liệu đa dạng như sành,
đá, đặc biệt là bằng đồng thau. Đó chính là những đồ vật rất quí và hiếm còn
sót lại cho tới ngày nay. Tuy nhiên chúng chưa phải là những Ông Bình Vôi cổ nhất.
Theo các chuyên gia, những chiếc Bình Vôi đơn giản nhất lại là những hiện vật
lâu đời nhất. Đó là những bình bằng đất sét nung cỡ nhỏ, tay cầm là một cành
cây nằm vắt qua miệng bình, có đầu nhọn được chạm trổ đồ án hình quả cau hoặc
hình rồng..Như đã có một nhà sưu tầm Bình Vôi cổ đã từng bộc bạch: “…sưu tầm đồ
cổ, bình vôi cổ là sưu tầm lịch sử, tìm về với lịch sử, về với bản sắc văn hóa
dân tộc ...” Việc tiến hành đào sâu nghiên cứu sẽ là chìa khoá mở ra nhiều tư
liệu lịch sử nói riêng,và nền văn hóa cổ VN nói chung .
Hiện nay trong ngành khảo cổ, với nhiều loại
bình vôi, niên đại và nơi sản xuất vẫn đang còn là một dấu hỏi”.
|