Sau những email liên lạc
với anh Đoàn X Liêm và chị Lệ Chi ở Sydney. Ngày chủ nhật 22 tháng sáu 2009
được chọn là ngày họp mặt. Địa điểm họp mặt là nhà của thày Vũ Đình Long. Nơi
thày cô vui thú điền viên là một hobby farm rộng 40 mẫu tây (acres) nằm ở phía
nam của thành phố cách Brisbane khoảng 1 giờ lái xe. Buổi sáng trời mưa
tầm tã , điểm hẹn nhau là tiệm tạp hóa Vũ Hải tại trung tâm chợ
Inala . Phái đoàn gồm có Thầy Thái văn Tùng (giảng viên khoa Toán), anh Đoàn
Xuân Liêm (dạy ở khoa Hóa năm 1970-1980), chị Lệ Chi (khoa Sinh, ra trường năm 1979) vợ chồng Dương văn
Nghiệp (khoa sinh ra trường năm 1979), vợ chồng Dương Văn Lộc (khoa Địa Chất,
ra trường năm 1978), Chị Tiền Anh Thơ (khoa Hóa, ra trường năm 1992)
Sau bao năm lưu lạc ở xứ
người, ngoại trừ vợ chồng anh Nghiệp và chị Thanh mà chúng tôi qua lại thường
xuyên ở tiểu bang nắng ấm này, thày Tùng là người giữ đầu mối liên lạc với tất
cả những học trò cũ. Sự liên lạc với những học trò cũ của thày là niềm vui nho
nhỏ mà thày vẫn còn gìn giữ. Hẳn là thày rất vui khi thấy những đứa học trò của
thày, bây giờ có người đã thành nội ngoại cả đàn, cùng nhau tíu tít như những
buổi sinh hoạt ngày xưa dưới mái trường đại học.
Phái đoàn gom lại trong
3 chiếc xe khởi hành từ Inala, đoạn đường không xa nhưng vì bộ giao thông đang
sửa đường cho nên xe chạy lòng vòng, theo detour và cuối cùng cũng đến
được điểm hẹn trước giờ ăn trưa.
Ngoại trừ thày Tùng và anh Liêm đã đến đây vài lần, còn lại đều tới
đây lần đầu tiên này. Cả nhóm rất thích thú trước cảnh thiên nhiên
hùng vĩ. Thầy Long và cô Kim Giao (vợ thày Long) rất hiếu khách. Buổi ăn
trưa với những rau cải từ farm của thày, bánh đúc do Lệ Chi làm từ Sydney, bánh
bò do vợ chồng Nghiệp Thanh và chả giò chay rất ngon (không ai biết là đồ chay)
do Anh Thơ mang đến. Những câu chuyện lý thú về hệ thống bằng cấp VN và
Pháp, c ùng những giai thoại khó khăn lúc thày cô Long đến khai thác mảnh
đất khô cằn như một vùng kinh tế mới thứ hai của Việt Nam. Những cái nhìn
về tương lai, về sinh hoạt khoa hoc đại học ở Úc Châu và ở khắp nơi trên thế giới.
Sau bữa ăn trưa tôi xin phép được đi thăm phía sau vườn của thày. Vườn
nhà thày thật là tiêu biểu nhu ngôi nhà vườn Việt Nam với những đàn gà mơn mởn
, những chú vịt xiêm mập mạp đang đi tìm mồi. Loại gà trong farm sống
trong thiên nhiên được g ọi l à “ gà chạy bộ” hay free range thịt thơm và
dai hơn gà kỹ nghệ được nuôi trong chuồng. Thit gà kỹ nghệ thường nhiễm hóa chất
kích hoạt, thực phẩm mang độc tố từ nguồn cung cấp, tuy nó có vẻ thịt nhiều
nhưng bở hơn, thịt không được chắc như gà chạy rông, Vườn trái cây
gồm có đủ loại như mít, ổi, mãng cầu, vải, đu đủ, bơ (avocado), xoài,
cam , quít, cà phê, lê, lựu, và thêm những loại trái của Tây Phương nữa. Thày Long là chuyên gia về loại cây bơ. Hàng năm thày theo hội
chuyên gian ông nghiệp đi dự dại hội khắp nơi trên thế giới. Rau cải trong vườn
thực đa dạng, anh Liêm và anh Nghiệp chỉ cần hái chừng 5 phút là có đủ rau dùng
cho bữa ăn trưa, những ngọn rau thơm như húng quế, ngò, bạc hà, rau răm,
ngò gai…với những chiếc lá to bản màu xanh mướt thật đẹp mắt, về mùa đông
không bị lũ cào cào, châu chấu phá hại... những ngọn bí mơn mởn che khuất
những trái bí rợ khổng lồ dưới tàng lá xanh rì. Cạnh đám bí
là những dây khoai lang gặp mưa mọc um tùm- nghe phát thèm những
món ăn đồng nội quê nhà như canh bí, rau lang luộc chấm mắm nêm, rau bí
xào , canh rau đay, mồng tơi, rau ngót , bạc hà canh chua rất hiếm thấy trong
những chợ Âu Mỹ.

Tới đây, lại nhớ đến câu ca dao mà mẹ tôi thường hát ru ngủ những
đứa cháu nội, ngoại của bà:
“Ầu ơ, mẹ mong gả thiếp về vườn
Ăn bông bí luộc, dưa hường nấu canh”
Theo lời thày Long thì dòng sông nước ngọt ở phía sau nhà thày có rất nhiều cá
và được bảo vệ kỹ lưỡng bởi những luật lệ từ hội đồng địa phương. Vì có
ít người câu và lưới nên số lượng cá nước ngọt ở đây rất nhiều, loại cá nhiều
nhất ở đây là cá trê và cá chép vàng (yellow belly). Thời tiết không cho phép
nên chúng tôi đành hẹn dịp khác để thử nghiệm.
Buổi
nói chuyện xoay quanh vấn đề Đại Hội Khoa Học vào năm 2010. Chị Lệ Chi là
người hăng say đóng góp để hoạch định cho dịp đại hội này.
Chương trình dự định họp mặt khoảng 4 ngày ở Sydney, tiếp sau sẽ sinh hoạt ở Brisbane thêm 3
ngày
nữa tai
Goldcoast , kết thúc bằng một đêm lửa trại ấm cúng và đầy tình người ở
trang trại của thày Long, số người tham dự có thể lên đến vài trăm
người. Thày cô Long rất hân hoan tham gia vào chương trình này.
Vùng đất này nguyên thủy là đất tạo thành từ tro núi lửa (volcanic ash) có hàm
lượng Silica rất cao nhưng hàm lượng đất sét rất thấp, do đó có thể đi
tham quan m à không sợ đất sét bám vào chân như những vùng đất đỏ basal
(như vùng Long Khánh, Long Điền Đất Đỏ ở VN). Khu đất này, Thày Cô Long có
một giấc mơ cho tương lai gồm có mộ đền thờ tổ Hùng Vương, Một trung tâm
dưỡng lão và giải trí cuối tuần, hiện có hội đua thuyền kế bên, và có những
dịch vụ y tế tòan hảo.
Ngôi nhà ở trên vị thế
cao ráo nhìn xuống dòng sông chảy bên ngoài rất nên thơ, chỉ thiếu bóng dáng
của vài cây tràm bông vàng (Acacia Aneura), cây đầu tiên trong danh mục
thực vật học của chứng chỉ SPCN và thực vật. Sinh viên học SPCN và sinh vật
không bao giờ quên được loại cây này. Đây cũng chính là biểu hiện của nước Úc .
Tôi lấy làm lạ là tuy sau mấy mươi năm xa mái trường, sống xa quê hương , nhưng
ký ức về các buổi du khảo để tìm lá cây về ép và lưu trữ trong bộ sưu tập vẫn
còn đậm nét. Trong những lần du khảo( field trip) này, mỗi lần thấy một
cây thuốc trong danh sách, Thày Phạm Hoàng Hộ chỉ cần chỉ đến cây đó, nói tên
và xác định, sau đó chỉ độ năm phút là sinh viên chúng tôi đã hái sạch lá, hoa,
trái …của cây thuốc, và trữ trong bao nylon khổng lồ. Chiến lợi phẩm
này sẽ được ép khô, làm thành những bộ sưu tập gồm 100 loại thảo mộc khác nhau,
tài liệu này cũng là một phần trong chương trình học tập của môn học.


Trên
đường về lại nhà, chúng tôi vẫn không ngớt bàn tán về địa danh Kholo, nơi thày
cô dưỡng già. Theo thày, Kho Lo là tên gọi của thổ dân nhằm chỉ vùng đất này
là một thánh địa, nguồn cung cấp thưc phẩm và nước uống cho người dân địa
phương. Nếu ch ữ Kholo bỏ thêm một chữ i
và, nó sẽ thành chữ khỏi lo đúng với cái tên mới này. Thật vậy đến đây chúng
ta khỏi phải lo gì hết, vì trong vườn gà vịt đầy đàn, cây ăn trái,
hoa quả, và rau cỏ nữa. Xuống sông thì cá tôm đầy dẫy. Ngoài ra phương tiện di
chuyển xe bus, xe điện công cộng rất thuận lợi cho sinh viện đại học Queensland
đang chuyển về đây dần dần.
Thày cô ơi... cho chúng em ngưỡng mộ cho sự chọn lựa
mảnh đất “khỏi lo” này của thày... Có lẽ thày đã nhìn thấy trước được sự
họp mặt của mấy trăm sinh viên Khoa Học từ trước rồi chăng??? Có lẽ đây cũng là
cái duyên cho gia đình Khoa Học của chúng ta.
Thứ Năm ngày 25 tháng 6 năm 2009 Dương Văn Lộc tường trình từ Brisbane
|