TÌM HIỂU VỀ THÚ UỐNG TRÀ

Lục Vũ

Lục Vũ Trà Kinh
Thinh Quang
Thành ngữ ta có câu :”Ðiếu thuốc miếng trầu là đầu câu chuyện”,để chỉ
phép giao tế của con người không thể thiếu được trong một xã hội lấy lễ
đãi khách như nước Tàu hay Ta đã có từ ngàn xưa…
Dần dà về sau con người phát hiện ra được “trà” là một thức uống có
lợi ích cho đời sống con người vừa giải khát vừa làm tăng trưởng cho
sức khỏe, đồng thời tạo cho tinh thần được sảng khoái. Ðã vậy,trong
“trà” lại còn có “tính dược” tiêu trừ được các loại bệnh khác nữa,do đó
“trà” được xem là một bộ phận quan trọng trong nền văn hóa Trung Hoa và
luôn cả cho người Châu Á.
Bắt đầu từ đó danh từ “Trà Nghệ” xuất hiện chỉ cho Nghệ Thuật Uống Trà.
“Lục Vũ Trà Kinh là tác phẩm đầu tiên đặc biệt khảo luận về “Trà” được
truyền đi đầu tiên phổ biến trên các quốc gia Châu Á, dần dà truyền đến
Aâu Châu, Mỹ và luôn cả Úc Châu.
Sau khi tìm hiểu được giá trị thập phần hoàn hảo của trà nên các nhà
biết đích thực lợi ích của Trà đối với sức khỏe của con người bèn bày
ra “cách hưởng thụ” để thưởng thức mùi vị thơm ngon và đậm đà đúng theo
cái thú vị trong đời sống hàng ngày không thể thiếu vắng được.
Từ đó thành ngữ “Ðiếu thuốc miếng trầu là đầu câu chuyện” trở thành
thứ yếu, mà thay vì vào đó là “Một tách trà thơm đậm đà câu chuyện”.
“Trà Nghệ”
xuất hiện từ đó. Sự tranh đua chế biến trà càng ngày càng biến hóa
thêm lên. Chẳng những vậy mà còn đưa ra các cung cách uống trà, cung
cách thưởng thức trà…mỗi ngày mỗi thêm tinh tiến hơn.
Muốn có một tách trà ngon không phải là chuyện dễ dàng còn cần phải
trải qua nhiều giai đoạn và phải trải qua những kinh nghiệm bản thân,
kinh nghiệm của những người sành điệu đi trước truyền lại…bèn không thì
trà…mà ta muốn thưởng thức đó chẳng khác nào một bát nước vối.
Trà đảm nhận một vai trò quan trọng trong đời sống của con người.
Ngày xưa, đối với những người con hiếu thảo thường pha trà buổi sáng
dâng lên cho cha mẹ. Tại sao không là buổi trưa hay buổi chiều hoặc
buổi tối mà lại là buổi sáng tinh sương? Một điều rất dễ hiểu uống trà
buổi sáng gsẽ iúp cho tinh thần minh mẩn, sảng khoái. Hai câu thành ngữ
bên dưới đã nói lên điều đó:
Bán dạ tam bôi tửu
Bình minh nhất trản trà.
Trong “Tì Bà Hành” thơ Bạch Cư Dị có đoạn nói về trà:
“Thương nhân trọng lợi khinh biệt ly
Tiền nguyệt Phù Lương mãi trà khứ.
Khứ lưu Giang Khẩu thủ không thuyền
Nhiễu thuyền minh nguyệt giang thùy hàn.”
Có nghĩa:
Chuyện ly cách sá chi phải bận
Bán buôn “Trà” lận đận ngàn khơi.
Dẫu cho ai chẳng đoái hoài
Bên thuyền trăng vẫn trải dài với sông.
Trà đã đem lại cho ta mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng khi giao
dịch buôn bán. Trà có tác động mạnh làm tăng thêm chẳng những trong
việc giao tế hàng ngày, nó còn đậm đà hơn về vấn đề tình cảm trong gia
đình,nhất là đối với cha mẹ, với vợ chồng khi cùng thưởng thức bình trà
thơm ngon hảo hạng. Người Trung Hoa hay Việt Nam ta quí trà hơn rượu,
có câu: “Chén rượu nhạt, chung trà thơm”. Người Trung Hoa thì cho Trà
là món “Quốc Ẩm” – nó tiêu biểu cho Quốc Hồn – Quốc Túy.
Các loại trà
Trà là do lá non của cây trà chế thành. Nó tùy thuộc vào độ lên men
của lá trà trong không khí và nhiệt độ “sao trà” làm thế nào cho lá trà
có màu sắc và hương vị đặc biệt của nó. Ngòai ra người ta còn cho ướp
các loại mùi thơm của hoa, tùy người biến chế cũng như nhu cầu về hương
vị theo sự đòi hỏi của thị trường.. Một vài đắc điểm ta cần phải biết ,
khi nhìn thấy nước trà xanh mà ngã màu vàng thì chứng tỏ là độ lên men
ít, độ lên men càng nhiều thì màu của nước trà càng đỏ. Nhiệt độ sao
trà thấp thì màu nườc trà được tươi sáng hơn. Trường hợp sao trà cao
hơn thì độ đậm của trà càng tối lại. Có điều ta nên nhớ độ lên men ít
thì mùi vị trà gần với thiên nhiên, có “tính hàn”, sao trà càng cao thì
tính trà càng loãng…
Căn cứ theo độ lên men có thể chia ra các loại trà như:
1. Trà tự nhiên không lên men gồm Lục Tràø, Long Tỉnh, Bích La Xuân và Tiễn trà.
2. Lên men chỉ một nửa thì có loại Ô Long
3. Ðộ lên men nhẹ có: Thanh trà, Hoa trà và Lục trà.
4. Ðộ lên men trung bình có: Ðống đĩnh, Thiết Quan Aâm,Thủy Tiên, Vũ Di,Thiên Lư trà. Thiên Vu trà…
5. Ðộ lên men cao có: Bạch Hào, Ô Long, Bành Phong trà…
6 Lên men toàn bộ có: Hồng trà.
Sự khác biệt giữa Lục trà và Hồng trà còn tùy ở quá trình chế biến.
Việc chế biến là cần phải đem nghiền cho nát vụn lá trà ép để loại bỏ
nước, đoạn “đem lên men”. Khi cho trà lên men thì chất diệp lục bị phá
hoại, chất toan trong trà bị “oxy” hóa biến thành chất “oxyt” màu đỏ
nên khi pha nước ra ta thấy có màu hồng nên gọi là Hồng Trà”, tiếng
Quảng ta thường nghe gọi là :Hùng Xà, Mỷ gọi là trà đen (black tea).
Còn Lục trà là lá trà khi hái về còn đang tươi bỏ vào chảo sắt có nhiệt
độ khoảng 100 độ C, xào thật nhanh để chất nước bốc hết hơi và giữ cho
chất “diệp lục” không bị phá hủy, đó chính là yếu tố đê giữ được màu
xanh của trà.
Phương pháp tồn trữ
Trà nếu để không cẩn thận dễ bị biến chất, biến mùi vị hay bị mốc,
bỏi quá trình biến chuyển của trà rất chậm nên hay bị lãng quên. Ðiều
nên lưu ý khi tàng trữ nên dùng loại họp hay chai hoặc bằng sứ, hay
bằng sắt không có mùi lạ nơi các loại họp này, không cho lọt ánh sáng
vào, tránh ẩm ướt và để một nơi mát mẻ, khô ráo…Loại Lục trà không nên
để quá lâu, tốt nhất là bọc kín để ở tủ lạnh. Còn loại Hồng trà chỉ cần
chú ý không bị ẩm ướt có thể cất giữ dài hạn, có nghĩa là bao lâu cũng
được.
Dụng cụ pha trà và cách pha trà
Khi muốn uống trà để giải khát, thì dùng loại ấm trà lớn, pha ít trà
nhiều nước. Còn khi để thưởng thức trà, dùng loại ấm pha nhỏ, bỏ nhiều
trà song ít nước, dùng chén nhỏ để thưởng thức mùi vị thơm ngon của nó.
Loại ấm trà thứ nhỏ còn chia hai loại khác nhau:
1. Loại “Ðộc ẩm” dùng cho một người.
2. Loại “Song ẩm” cho hai người và :Quần ẩm” cho ba người trở lên.
Tuy vậy cũng không nên nhiều quá sáu người. Nếu trường hợp trên số
lượng này thì chia ra thành nhiều nhóm nhỏ để uống.
Ngày xưa một bộ dụng cụ pha trà gồm có : ấm nước sôi, ấm pha trà,
khay trà, một bộ chén lớn,một bộ chén nhỏ, thường được gọi là :
“Dầm,Bàn,Quân,Tống”.Khay trà làm bằng gỗ khảm trai gọi là khảm xa cừ.
Nhưng ngày nay do kỹ thuật thưởng thức trà càng ngày càng nâng cao lên,
nên được kết hợp với kỹ thuật tân tiến,bộ đồ pha trà lại càng cầu kỳ
hơn nhiều. Ðúng là “Nghề chơi cũng lắm công phu” là vậy !
THINH QUANG
|