Nám
da là một bệnh lành tính, nhưng gây nhiều phiền toái cho phái đẹp. Có
rất nhiều nguyên nhân gây nám, do rối loạn sắc tố, rối loạn nội tiết
hoặc cũng có thể do mỹ phẩm...
Căn bệnh thách đố sự kiên trì
Thường
thì nám da là một hiện tượng bình thường khi cơ thể bước sang tuổi 30.
Vì thế các phương pháp chữa trị bằng mỹ phẩm đều chỉ dừng lại ở việc
giảm bớt tác hại về mặt thẩm mỹ. Muốn điều trị tận gốc, bạn cần phải có
chế độ chăm sóc sức khỏe, chế độ ăn uống hợp lý.
Khi
bị nám, bạn nên hạn chế để da tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng. Nên đội
mũ rộng vành và đeo khẩu trang khi ra đường, đặc biệt vào thời điểm từ
10h sáng tới 3h chiều khi cường độ tia cực tím cao. Không nên sử dụng
các loại mỹ phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ. Không nên sử dụng các loại
mỹ phẩm làm trắng da. Đặc biệt, không nên sử dụng các loại thuốc lột da
mặt. Bởi các loại mỹ phẩm này thường có tác dụng phụ, gây di chứng cho
làn da về sau này.
Nám
được ví như một căn bệnh thách đố sự kiên trì của người bệnh, vì việc
chữa trị này không thể có kết quả trong một sớm một chiều.
Ăn đủ chất để ngừa nám
Vitamin
A, C và E là 3 loại dưỡng chất quan trọng trong việc làm đẹp, trẻ hóa
làn da và đặc biệt là chống nám. Khi những loại dưỡng chất này được
cung cấp vào cơ thể, nó sẽ giúp xóa dần những vết nhăn, thâm nám, đồng
thời tăng cường sức đề kháng, giúp bảo vệ da chống lại tác hại của tia
cực tím, đẩy nhanh quá trình điều trị, phục hồi sự tươi trẻ và độ săn
chắc cho da. Vitamin A, C và E có nhiều trong cà rốt, củ cải, cam,
chanh, đu đủ, gấc, giá đỗ, rau cải xanh và đậu nành... Nếu da bạn có
dấu hiệu của nám, ngoài việc đến gặp bác sĩ, bạn cần tránh những thực
phẩm có hại cho da như rượu, bia, những gia vị cay, nóng...
|