BÁNH TRÔI NƯỚC KHOAI MỠ
Vật Liệu:

+ Phần bột:
- 250 gr bột nếp
- 75 gr bột năng
- 200 gr bột khoai mỡ tím đậm (đã hấp và xay nhuyễn)
- 1/4 cafe muỗng muối.
- Gần 150 gr nước lạnh để nhồi bột .
+ Phần nhân:
- 200gr đậu xanh cà đãi vỏ
- 1 củ hành tím loại nhỏ, 2 muỗng canh dầu ăn, 1/2 cafe muối, 1/2 tiêu xay nhuyễn.
+ Phần nước cốt dừa:
- 400 gr nước cốt dừa.
- 10gr bột năng.
- 1 bó lá dứa
- Chút xíu muối.
+ Phần nước đường:
- 200 gr đường cát trắng
- 150 gr đường phèn nhuyễn
- 1 lít nước .
- 1 củ gừng.
- 1/2 muỗng cafe muối.
Cách Làm:
A/ Nhồi bột:
1-
Khoai mỡ tím gọt vỏ, rửa sạch, tách ra từng miếng khoai nhỏ vừa để vào
xửng hấp khoảng 30 phút cho chín nhừ. Bạn đừng lo chất nhớt của khoai,
hấp chín xong, khoai sẽ hoàn toàn hết nhớt. Khoai chín, để thật nguội.
-
Khoai chín , lấy muỗng tán nhuyễn. Sau đó, phải để hỗn hợp vào cối xay
sinh tố xay cho thật nhuyễn Có như vậy, bột khoai mỡ mới dính lại thành
khối khi ta bóp nhẹ và bột rất mịn, dẻo .
2- Trộn bột nếp và
bột năng chung với nhau, chế nước vô từng chút rồi nhồi bột, lần lượt
cho đến gần hết 150 gr nước. Nếu thấy bột kết lại thành khối chắc, mịn,
khi cầm trên tay không có cảm giác bột chảy nhão ra nước là được. Để
bột nghỉ 20 phút .
-
Sau khi bột khoai mỡ đã thật nguội, ta lấy trộn chung 2 thứ bột vào với
nhau. Cho vào 1/4 cafe muối. Trộn đều tay sao cho khối bột có màu tím
cà dễ thương như thế này. Nếu bạn dùng loại khoai có màu tím lợt hơn
thì màu thành phẩm sẽ lợt hơn màu này.
B Phần Nhân:
- Đậu xanh rửa qua nước sơ, cho nước vào cao khoảng 1 lóng tay. Bắt lên bếp nấu cho chín nở.
- Khi đậu xanh còn nóng, tán thật nhuyễn và mạnh.
- Bắt chảo lên bếp, cho vào 2
muổng canh dầu, dầu nóng, cho hành tím băm nhuyễn vào, phi vàng khi mùi
thơm dậy lên, cho đậu xanh đã nhuyễn vào trộn đều cho đậu thấm dầu, cho
1/2 cafe muối, tiêu vào xới đều. Tuỳ theo khẩu vị, nhưng đậu xanh thơm
và mằn mặn vừa phải là ngon.
- Đợi nguội, vo tròn từng viên nhỏ vừa.
C - Gói bánh và luộc bánh:
- Chia bột tương ứng với nhân, vo tròn lại. Nắn vừa có viên lớn, vừa có viên nhỏ cho đẹp.
-
Bắt lên bếp nồi nước lã, nước sôi , bỏ bánh vào luộc. Bánh nổi lên, là
chín. (Bạn phải mất công qua giai đoạn này vì khi luộc bánh nước sẽ bị
đen. Nếu ta nấu trực tiếp vào nồi nước đường thì nướng đường bị tím đen
không đẹp).
- Bánh chín nổi lềnh bềnh trên mặt nước, bạn vớt bánh ra, chuẩn bị sẵn
1 tô nước lạnh bình thường, để bỏ bánh vào. Bánh sẽ không bị dính và
bánh sẽ dai, mềm mà không nhão khi thay đổi nhiệt độ đột ngột.
- Chuẩn bị một nồi nước 1 lít, cho vào chỗ đường cát trắng và
đường phèn, nấu tan đường. (Mình sử dụng 2 loại đường kết hợp để chất
ngọt được dịu lại. Vị ngọt thanh của đường phèn làm ta dễ chịu hơn là
chỉ dùng toàn đường cát trắng sẽ làm vị ngọt gắt, mau ngán!). Cho bó lá
dứa vào, nấu sôi đến khi nào lá dứa chuyển sang sậm màu thì vớt ra, cho
hết viên bột vào nấu. Hạ lửa liu riu để nước đường thấm vào viên bột.

- Xắt gừng thành sợi bỏ vào. Nêm thêm 1/2 muỗng cafe muối cho nước chè đậm đà.
Chè trôi nước đã chín:
D - Nước cốt dừa:
- Lấy 1 chút nước cốt dừa pha với bột năng cho tan.
- Bắt nước dừa lên bếp nấu sôi, cho nước bột vào khuấy đều, thành hỗn hợp sền sệt, cho một chút xíu muối vào để đậm đà hơn.
E- Trang trí:

-
Múc chè ra chén, chan nước cốt dừa, rắc mè rang vàng lên. Ăn lúc nguội
mới ngon. Đặc biệt, với cách làm này, chè có thể để vào tủ lạnh bảo
quản lâu hơn, mà bột chè không bị chai cứng. Đó là ưu điểm của món chè
trôi nước khoai mỡ này đó các chị! :-)
 |
This image has been resized. Click this bar to view the full image. | 
Vậy là ta đã có một chén chè để ăn cho đỡ cơn ghiền mà lại bổ sung thêm chất bổ dưỡng từ khoai mỡ và tính mát của đường phèn.  . Chè được để lạnh ăn lại càng ngon vì bột không bị cứng!

|
|